Vì sao cổ phiếu nhóm ngân hàng có sự gia tăng hàng chục phần trăm?

Cổ phiếu ngân hàng

Là nhóm “cổ phiếu vua”, nhóm cổ phiếu ngân hàng tăng giá mạnh, dẫn dắt thị trường chứng khoán, góp phần vào đà tăng của chỉ số VN-Index trong tuần qua. Đặc biệt các cổ phiếu “ngân hàng nhỏ” như OCB, LPB, ABB, SSB, BVB, NVB… đều tăng mạnh, thậm chí có phiên tím trần. Trong vòng 1 tháng qua, cả 27 cổ phiếu thuộc nhóm ngân hàng đều tăng giá. Trong đó, mã cổ phiếu BVB của ngân hàng Bản Việt tăng mạnh nhất với mức tăng 69,1%. Chốt phiên 28.5, BVB có giá 23.000 đồng / cổ phiếu. Nhiều nhà đầu tư vừa vui vừa lo vì sự tăng quá mạnh mẽ này của nhóm ngân hàng.

Trong khi “sóng ngân hàng” đang “cuộn trào”, các chuyên gia vẫn lạc quan về triển vọng của ông vua chứng khoán này. Để lý giải vì sao nhóm cổ phiếu ngân hàng lại có sự tăng mạnh như vậy, chúng ta hãy cùng các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tài chính – chứng khoán lý giải nhé. Câu trả lời cũng như phần bình luận được chúng tôi cập nhật ngay trong bài viết này!

Những sự thay đổi bất ngờ ở nhóm cổ phiếu ngân hàng

Thời gian vừa qua, nhiều cổ phiếu nhóm ngân hàng có sự gia tăng hàng chục phần trăm. Câu hỏi là vì sao cổ phiếu ngành này lại tăng mạnh như vậy? Cùng với diễn biến chung của thị trường chứng khoán, cổ phiếu ngân hàng đang trở thành nhóm có đà tăng ấn tượng nhất từ đầu năm 2021 cũng như một tháng gần đây. Mới nhất, các công ty chứng khoán đã đồng loạt công bố báo cáo cập nhật ngành ngân hàng trong đó nhấn mạnh về mức thị giá của nhóm cổ phiếu này.

Diễn biến kể trên cũng cho thấy độ “hot” của cổ phiếu ngân hàng thời gian quan, khiến không chỉ nhà đầu tư mà cả các bên phân tích, chuyên gia chú ý. Theo tính toán của Zing, từ cuối tháng 4 đến nay, trong số 26 cổ phiếu ngân hàng đang niêm yết trên thị trường chứng khoán (bao gồm cả UPCoM), duy nhất cổ phiếu VCB của Vietcombank ghi nhận đà giảm 0,4%. Trong khi đó, 25 mã cổ phiếu ngân hàng còn lại đều ghi nhận đà tăng hai chữ số.

Những sự thay đổi bất ngờ ở nhóm cổ phiếu ngân hàng

Đồng loạt cổ phiếu nhóm ngân hàng tăng mạnh

Nhóm có mức tăng thấp nhất cũng ghi nhận khoảng 12-15% bao gồm ACB (Ngân hàng Á Châu), BAB (BacABank), BID (BIDV), VIB (Ngân hàng Quốc tế). Nhóm có mức tăng cao trong giai đoạn này bao gồm PGB (PGBank), VBB (VietBank), SSB (SeABank), SGB (Saigonbank), lên tới 40-50%.

Thậm chí, cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh nhất tháng 5 là BVB (Vietcapital Bank) khi leo một mạch từ vùng giá 13.800 đồng/cổ phiếu lên 23.000 đồng/cổ phiếu hiện tại, tương đương mức tăng ròng 66,7% sau một tháng. Mức tăng kể trên của BVB cao gấp 10 lần so với đà tăng chung của thị trường, khi chỉ số VN-Index giai đoạn này mới tăng 6,6%, hiện đóng cửa ở mức 1.320,46 điểm. Ngoài ra, hàng loạt cổ phiếu vốn hóa lớn trong nhóm ngân hàng cũng ghi nhận mức tăng mạnh trong tháng 5 như STB (Sacombank) tăng 33,3%, hiện giao dịch ở giá 31.850 đồng/cổ phiếu; TCB (Techcombank) tăng 29,3%, hiện ở mức 53.000 đồng/cổ phiếu.

Chi tiết về cổ phiếu các ngân hàng

Mã CK Giá đầu năm (đồng) Giá cuối tháng 4 Giá hiện tại So với tháng 4
So với đầu năm
BVB 14.410 13.800 23.000 66,70% 59,60%
SGB 13.700 13.400 19.800 47,80% 44,50%
SSB 20.150 26.850 39.000 45,30% 93,50%
VBB 12.000 14.000 20.100 43,60% 67,50%
PGB 17.800 14.800 20.800 40,50% 16,90%
NAB 14.800 16.900 23.000 36,10% 55,40%
STB 16.900 23.900 31.850 33,30% 88,50%
ABB 13.500 17.100 22.700 32,70% 68,10%
TPB 26.800 27.400 36.100 31,80% 34,70%
LPB 12.400 21.500 28.000 30,20% 125,80%
TCB 31.500 41.000 53.000 29,30% 68,3
NVB 10.000 16.900 21.500 27,20% 115%
CTG 34.550 40.800 51.200 25,50% 48,20%
MBB 23.000 30.350 37.700 24,20% 63,90%
MSB 18.800 21.700 26.700 23% 42%
SHB 15.450 24.910 30.200 21,20% 95,50%
HDB 23.750 27.250 32.850 20,60% 38,30%
OCB 18.350 23.500 28.200 20% 53,70%
VPB 32.500 58.500 68.600 17,30% 111,10%
EIB 19.250 27.450 31.900 16,20% 65,70%
KLB 19.300 24.300 28.200 16% 46,10%
VIB 32.400 55.600 64.300 15,60% 98,50%
BID 47.900 41.000 47.150 15% -1,60%
BAB 20.800 26.300 29.700 12,90% 42,80%
ACB 28.100 34.650 38.900 12,30% 38,40%
VCB 99.000 100.000 99.600 -0,40% 0,60%

Cổ phiếu LPB của LienVietPostBank là mã tăng mạnh nhất

Cũng phải kể đến CTG (VietinBank) với mức tăng 25,5%; MBB (MBBank) tăng 24,2%; SHB (Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội) tăng 21,2%; VPB (VPBank) tăng 17,3%… Nếu tính từ đầu năm, hàng loạt cổ phiếu ngân hàng đã ghi nhận đà tăng gấp đôi. Trong đó, cổ phiếu LPB của LienVietPostBank là mã tăng mạnh nhất 5 tháng qua với đà tăng vọt từ 12.400 đồng lên 28.000 đồng/cổ phiếu, tương đương mức tăng ròng 125,8%. NVB (Ngân hàng Quốc Dân) và VPB (VPBank) cũng là 2 mã ghi nhận đà tăng ba chữ số từ đầu năm, lần lượt ở mức 115% và 111,1% giai đoạn này. Ngoài ra, cả VIB, SHB, SSB, STB đều là những mã sở hữu đà tăng gần gấp đôi giá trị giai đoạn này.

Tìm câu trả lời vì sao cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh?

Tìm câu trả lời vì sao cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh?

Theo các chuyên gia, chính đà tăng giá của nhóm cổ phiếu ngân hàng là trợ lực chính đẩy VN-Index và HNX-Index tăng mạnh trong tháng 5 và từ đầu năm. Hiện cả 2 chỉ số này đang ở vùng cao nhất lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam. Ngoài yếu tố thị trường chung, động lực tăng giá chủ yếu của nhóm ngân hàng đến từ kết quả kinh doanh ấn tượng trong quý I và kỳ vọng quý II, kế hoạch chia cổ tức tăng vốn khủng và các kế hoạch phát hành tăng vốn cho nhà đầu tư nước ngoài…

Lợi nhuận tăng và tín dụng tăng

Trong báo cáo phân tích mới công bố, Công ty Chứng khoán Đầu tư Việt Nam (IVS) cho biết kết quả kinh doanh quý I của hầu hết ngân hàng đều tích cực hơn so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, lợi nhuận các nhà băng tăng mạnh nhờ 4 yếu tố. Một là, nền lợi nhuận thấp của cùng kỳ năm 2020. Hai là, tín dụng tăng trưởng cao trong quý I năm nay so với cùng kỳ và cuối năm 2020. Bà là, biên lãi thuần mở rộng nhờ lãi suất huy động giảm mạnh hơn lãi suất cho vay. Và bốn là, các ngân hàng tăng cường cắt giảm chi phí hoạt động, cùng chất lượng tài sản được kiểm soát tốt.

Các chuyên gia tại IVS cũng cho rằng nợ xấu các ngân hàng vẫn đang được kiểm soát tốt, bất chấp tổng nợ xấu đã tăng 5,3% so với cuối năm 2020. Ngoài ra, tỷ lệ nợ xấu tại một số ngân hàng tăng có thể do việc hạch toán một phần nợ tái cơ cấu về đúng nhóm nợ.

Hỗ trợ các ngân hàng giải tỏa áp lực từ quy định của chính phủ

Thông tư 03/2021 thay thế Thông tư 01/2020 cũng có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các ngân hàng giải tỏa áp lực dự phòng trong ngắn hạn. Cùng với các yếu tố vĩ mô tốt, các chuyên gia cho rằng hầu hết ngân hàng sẽ hoàn thành mục tiêu kinh doanh năm nay. Đặc biệt, một số nhà băng như VPBank, Techcombank, VietinBank và Vietcombank có thể ghi nhận kết quả kinh doanh vượt kỳ vọng.

Hỗ trợ các ngân hàng giải tỏa áp lực từ quy định của chính phủ

Đưa quan điểm tương tự, các chuyên gia tại Công ty Chứng khoán Agriseco cho biết tăng trưởng tín dụng toàn ngành quý I đã đạt 2,93% so với đầu năm, trong khi cùng kỳ tăng trưởng này ở mức âm. Thậm chí, tăng trưởng thực tế tại một số ngân hàng thương mại như MSB, VIB, MBBank, Techcombank còn ghi nhận cao hơn nhiều so với mặt bằng chung. Ngoài ra, lợi nhuận các ngân hàng quý I cũng được hỗ trợ nhiều từ các hoạt động dịch vụ toàn ngành tăng trưởng 63%, đến từ hoạt động bảo hiểm và các khoản phí trả trước từ hợp đồng bancassurance.

Tỷ lệ nợ xấu ở các ngân hàng tạo bộ đệm an toàn

Dù tỷ lệ nợ xấu đến cuối quý I có xu hướng tăng so với đầu năm nhưng Agriseco cho rằng tỷ lệ bao nợ xấu ở nhiều ngân hàng đã đạt mức cao kỷ lục giúp tạo bộ đệm an toàn. Ngoài ra, đây cũng được xem là lợi nhuận để lại cho các năm sau khi ngân hàng có thể ghi nhận hoàn nhập dự phòng khi xử lý được nợ xấu. Báo cáo mới đây của SSI Research cũng chỉ ra các kế hoạch tăng vốn lớn có thể là yếu tố nâng đỡ cho sự vận động giá cổ phiếu của ngân hàng trong năm 2021. Hiện tại, 12/17 ngân hàng có quy mô vốn lớn nhất hệ thống đã có kế hoạch tăng vốn năm nay, mức tăng dao động từ vài nghìn cho tới hơn chục nghìn tỷ đồng.

Tags: , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *