Tiềm năng của đồng DOT trong tương lai

Polkadot

Polkadot coin (DOT) là một đồng tiền điện tử đang nhận được khá nhiều sự quan tâm của cộng đồng đầu tư hiện tại. Polkadot đang phát triển với tốc độ chóng mặt nếu so với các dự án cùng giải pháp. Polkadot hiện là một trong ứng cử viên hàng đầu về giải pháp tăng khả năng tương tác và khả năng mở rộng hiện nay.

Đồng thời với việc sẽ chính thức ra mắt vào cuối năm 2021 sẽ là bước đột phá giúp Polkadot thu hút được lượng lớn nhà đầu tư và nhà phát triển tham gia vào mạng lưới. Việc dự án này trở thành miếng mồi ngon và tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai là điều nhiều nhà đầu tư chắc chắn.Vậy đồng Polkadot (DOT) là gì? Tổng hợp thông tin về đồng Polkadot (DOT) coin này, cùng chúng tôi tìm hiểu tất cả thông tin về nó nhé!

Đồng DOT là gì?

DOT là Native Token của Polkadot Network. Chịu trách nhiệm phát triển cho hệ sinh thái Polkadot. Chức năng chính của DOT:

  • Validators: Produce Relay Chain Blocks, chịu trách nhiệm Verifying và Adding khối mới vào Relay Chain.
  • Collators: Giám sát các giao dịch xảy ra trên Para Chains và gửi bằng chứng về Validators để duy trì an ninh mạng.
  • Nominate Validators: Nó giống việc mình ủy quyền cổ phần của mình cho Validators khác. Khi Validators này nhận phần thưởng từ việc xác nhận, thêm khối mới. Thì một ít phần thưởng sẽ được Share lại cho Nominator. Việc này tương tự Delegate và DPoS.

Đồng DOT

Thông tin về Polkadot

Polkadot là một Blockchain Platform – công nghệ đa chuỗi (multi-Chain), không đồng nhất (heterogeneous) và có thể mở rộng. Cho phép các Blockchain kết nối với nhau để chia sẻ dữ liệu để tạo thành một Network phi tập trung.

Đội ngũ phát triển Polkadot

Polkadot là một dự án mã nguồn mở và bất cứ ai cũng có thể tự do đóng góp cho sự phát triển của nền tảng.

Tổng quan về team, tổ chức và các nhà đầu tư

  • Cá nhân: Jutta Steiner (CEO of Parity Technologies ), Gavin Wood (CWO and Co-Founder of Parity Technologies)
  • Tổ chức: Parity Technologies, Web3 Foundation.
  • Nhà đầu tư: KR1, Kosmos Capital, zk Capital, BlockAsset Ventures

 

Ngoài cộng đồng mã nguồn mở, thì đứng đằng sau Polkadot là Web3 Foundation. Một trong những tổ chức hàng đầu trong thị trường Crypto. Web3 Foundation đóng góp về mặt tài chính tài chính lẫn công nghệ cho Polkadot. Ngoài ra, Web3 Foundation cũng đang phối hợp với các nhóm quan tâm đến việc phát triển các triển khai bổ sung trên nền tảng như Core-Polkadot (Collator Nodes, Validator Nodes, Relay Chain), Ecosystem (Block Explorers, Node Explorers, Wallets).

Polkadot ra đời nhằm mục đích gì?

Các vấn đề đặt ra

  • Khả năng mở rộng hạn chế

​Ví dụ về Bitcoin và Ethereum – hai Single-Blockchain có sự chấp nhận hàng đầu.

Tốc độ giao dịch trung bình mỗi giây trên mạng cũng chỉ dừng ở hai con số, trong khi con số này ở VISA là 24,000 – 40,000. Có khả thi khi đại đa số người dùng chuyển từ VISA sang dùng Blockchain của Bitcoin hay Ethereum?

  • Adoption

Blockchain vẫn còn mới mẻ đối với đại đa số người dùng. Tất cả cần đơn giản hóa hơn để cho mọi người có thể sử dụng nó như cách mà chúng ta sử dụng Internet, ứng dụng nó vào công việc và cuộc sống hàng ngày.

  • Khả năng tương tác thấp

Ví dụ như khi bạn chỉ có ETH nhưng muốn chuyển BTC cho người khác thì phải cần 1 quá trình đưa ETH lên sàn giao dịch bán đi và đổi qua BTC. Nhìn tưởng rất đơn giản nhưng ở thời điểm hiện tại nó tốn rất nhiều chi phí. Và thời gian của người dung trong việc chuyển đổi giữa các bên.

Cách giải quyết

Polkadot đề xuất ra ý tưởng của mình gồm một Mainchain (Relay Chain), giải pháp mở rộng Layers 2 (Para Chain) và cầu nối với các Blockchain khác (Bridges Chain). Trong đó:

  • Relay Chain: Là Central Chain của Polkadot. Nó có nhiệm vụ kết nối Validates các Para chains. Chi tiết thì các Validators sẽ Stake DOT trên đây để bảo vệ Network, các giao dịch bao gồm quản trị mạng. Transaction Fee trên Relay Chain sẽ cao hơn trên Para Chain.
  • Para Chain: Là một giải pháp mở rộng mạng lưới của Polkadot. Cơ bản Para Chain không nhất thiết là một Blockchain. Nó có thể là Dapp hay một Data Structure, miễn sao nó có thể cung cấp bằng chứng; có thể Validated bởi Validators được gán cho Para Chain đó. Hầu hết các tính toán xảy ra trên toàn bộ mạng Polkadot sẽ xảy ra trên Para Chain.
  • Bridges Chain: Có thể hình dung nó là cầu nối giữa Polkadot Network và các Blockchain khác, cung cấp khả năng tương tác giữa các mạng với nhau.

Đôi nét dự án Polkadot

Một số điểm nổi bật của Polkadot:

  • Para Chain​

Parachain

Thiết kế của Para Chains không yêu cầu nó phải nhất thiết là Blockchain. Chỉ cần nó có thể cung cấp bằng chứng có thể xác thực bởi Validators được gán cho nó. Tất cả Para Chains đều kết nối với Relay Chains thông qua bằng chứng cổ phần trên Relay Chain. Vì vậy càng có nhiều Para Chains thì Network càng bảo mật và an toàn. Các tương tác trên các Para Chain được xử lý song song. Vì vậy các giao dịch có thể được trải ra trên các Para Chains, nhờ đó Polkadot Network có thể xử lý nhiều giao dịch hơn trong cùng một thời gian.

  • Substrate

Đơn giản có thể hiểu Substrate như là một bộ framework hỗ trợ xây dựng Blockchain dễ dàng hơn. Substrate không phải là một phần của Polkadot, nhưng các dự án được xây dựng với Substrate có thể chạy tự nhiên trên Polkadot. Có thể sử dụng Substrate để xây dựng các Blockchain mới mà không cần đợi Polkadot Launch Mainnet.

  • Onchain Governance

​Về cơ bản điều này giống như cách Tezos đang làm, đó là Voting để biểu quyết các đề xuất Update Protocol.

  • Nominated Proof-of-Stake (NPoS)

NPoS khá giống với DPoS. Khóa DOT của mình, ủy quyền cổ phần cho 1 Validator để xác nhận và thêm khối mới vào chuỗi, sau đó Share phần thưởng khối.

Điểm khác cơ bản ở đây là các Validators sẽ được chọn ngẫu nhiên từ những người đạt tiêu chuẩn và điều này sẽ thay đổi vài lần mỗi ngày.

Cách tìm kiếm và sở hữu DOT

Ở thời điểm hiện giờ có các cách để mọi người có thể kiếm được DOT Token của Polkadot.

  • Hiện tại bạn có thể đăng ký và mua bán token trên sàn Binance với các cặp DOT/BTC và DOT/USDT.
  • Những ai có khả năng lập trình, Code có thể tham gia xây dựng hệ sinh thái của Polkadot để nhận tài trợ từ Web3 Foundation.
  • Tham gia mua và đưa vào ví để có thể staking

Một vài dự án nổi tiếng đang được xây dựng trên giao thức Polkadot là Chainlink, Ankr, Celer Network, Ocean Protocol, imToken,…

  • Lưu ý: Bài viết chỉ mang mục đích cung cấp đánh giá thông tin về Polkadot (DOT) thời điểm hiện tại và không được xem là lời khuyên đầu tư. Đầu tư Cryptocurrency là hình thức đầu tư rủi ro, cần phải có rất nhiều kiến thức và kỹ năng để có thể kiếm được tiền từ thị trường này. Nếu bạn quan tâm về bài viết vui lòng để lại bình luận phía dưới đội ngũ hỗ trợ sẽ liên hệ đến bạn.

Ưu điểm và nhược điểm của dự án Polkadot

Ưu điểm

Có khả năng xử lý song song nhiều giao dịch

Polkadot là một giao thức loại bỏ các hiện tượng mắc kẹt trong khi xử lý giao dịch, tăng mạnh khả năng xử lý các giao dịch đồng thời cùng lúc. Sức mạnh xử lý song song này cải thiện đáng kể khả năng mở rộng của nền tảng Polkadot và tạo điều kiện thích hợp để tăng trưởng trong tương lai.

Chuyên môn hóa

Trên Polkadot, mỗi blockchain có thể được tạo mới để tối ưu hóa cho từng trường hợp sử dụng cụ thể. Điều đó có nghĩa là các blockchain có thể cung cấp các dịch vụ tốt hơn, đồng thời cải thiện năng suất và bảo mật bằng cách loại bỏ các mã không cần thiết.

Khả năng tương tác và giao tiếp cross-chain

Các mạng và ứng dụng trên Polkadot có thể chia sẻ thông tin và chức năng giống như ứng dụng trên điện thoại thông minh mà không cần phụ thuộc vào các nhà cung cấp dịch vụ tập trung. Không giống như các mạng trước đây hoạt động chủ yếu ở hình thức môi trường độc lập, Polkadot cung cấp khả năng tương tác và giao tiếp cross-chain. Điều này mở ra cánh cửa cho các dịch vụ mới lạ và sáng tạo, cho phép người dùng lưu chuyển thông tin giữa các chuỗi (chain).

Tự quản lý

Các cộng đồng trên Polkadot tự quản lý mạng của họ. Và nắm giữ cổ phần minh bạch trong tương lai của nền tảng Polkadot. Các nhóm có thể tùy chỉnh và tối ưu hóa khả năng quản trị blockchain theo nhu cầu, thử nghiệm các ý tưởng mới hoặc hoán đổi trong các mô-đun được tạo sẵn để triển khai nhanh hơn. Bên cạnh đó, các mô hình quản trị blockchain có thể được hoàn thiện. Nâng cấp để đáp ứng nhu cầu và điều kiện thay đổi theo thời gian.

cross chain

Dễ nâng cấp

Blockchain cần nâng cấp để hoàn thiện theo thời gian. Tuy nhiên, việc này thường rất tốn thời gian. Thế nhưng, Polkadot đã có giải pháp cho vấn đề này. Giao thức này cho phép các blockchains phát triển; và thích ứng dễ dàng khi công nghệ tân tiến hơn có sẵn. Bên cạnh đó, Substrate cho phép các nhà phát triển tạo một blockchain tùy chỉnh trong vài phút và kết nối nó với Polkadot để hưởng lợi từ khả năng tương tác và bảo mật của mạng ngay từ đầu.

Nhược điểm

Các ý kiến trái chiều xuất phát từ vấn đề ‘tuổi đời còn non trẻ’ của Polkadot. Nhà đầu tư có thể thấy triển vọng của DOT vì nó hứa hẹn cung cấp khả năng tương tác; giữa một số blockchain, đồng thời làm nổi bật những lợi ích của sharding.

Mặc dù dự án Polkadot (DOT) đã được thực hiện trong nhiều năm. Nhưng nó vẫn còn một chặng đường dài để bắt kịp một số đối thủ cạnh tranh trong chuỗi. Một số nhà đầu tư không có hứng thú với Sharding tin rằng có thể dẫn đến các lỗ hổng. Chuỗi có thể bị thao túng bởi Sharding. Một nút có thể bị hỏng và một khi dữ liệu bị xâm phạm có thể dẫn đến tổn thất nghiêm trọng về lâu dài.

Tags: , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *