Trái phiếu là một hình thức huy động vốn hiệu quả của các công ty. Nếu cần vốn đầu tư, các công ty có thể phát hành trái phiếu để có khoản vay lớn với mức lãi suất thấp hơn lãi suất ngân hàng. Nhưng cùng với lợi thế của trái phiếu thì những rủi ro tìm ẩn khi đầu tư trái phiếu công ty cũng rất lớn. Đôi khi gây ra những thiệt hại “khôn lường” cho doanh nghiệp.
Ngoài mức độ tín nhiệm của tổ chức phát hành, tài sản thực (trong trường hợp khoản vay được đảm bảo bằng thế chấp) hoặc tài sản cá nhân được thế chấp cung cấp bảo đảm cho trái phiếu. Trong trường hợp không thể thanh toán đúng hạn, tổ chức phát hành sẽ tổ chức lại hoạt động tài chính của mình để thanh lý nợ cho trái chủ. Tuy nhiên, trong khuôn khổ hoạt động thị trường, trái phiếu doanh nghiệp có thể mang đến cho nhà đầu tư một hoặc nhiều rủi ro chúng tôi liệt kê sau đây:
Rủi ro đối với lãi suất thị trường
Một trong những rủi ro tìm ẩn khi đầu tư trái phiếu công ty đó chính là giá của một trái phiếu công ty sẽ thay đổi theo hướng ngược lại với lãi suất thị trường. Khi lãi suất thị trường tăng, giá trái phiếu sẽ giảm và ngược lại. Chẳng hạn, nhà đầu tư bán một trái phiếu trước ngày đáo hạn, thì khi lãi suất thị trường tăng, nhà đầu tư sẽ lỗ vốn. Có nghĩa là bán trái phiếu thấp hơn giá mua vào.
Khi mua trái phiếu, cái mà nhà đầu tư đang thực sự mua là một tờ giấy chứng nhận nợ. Hiểu một cách đơn giản, công ty phát hành trái phiếu phải hoàn trả nợ gốc cùng lãi suất theo thời gian. Nhiều nhà đầu tư không nhận ra rằng trái phiếu doanh nghiệp không được bảo đảm vô điều kiện. Bởi tín dụng của chính phủ mà phụ thuộc vào khả năng thanh toán nợ của công ty.
Rủi ro trong việc tái đầu tư
Tính toán tỷ lệ lợi nhuận nội tại một trái phiếu dựa trên giả định. Đây là lượng tiền mặt thu vào được tái đầu tư. Thu nhập từ những hoạt động tái đầu tư như thế đôi khi được gọi là “lãi trên lãi”. Và phụ thuộc mức lãi suất thị trường vào thời điểm tái đầu tư. Cũng như chiến lược tái đầu tư. Khả năng thay đổi tỷ lệ tái đầu tư theo một chiến lược do những thay đổi lãi suất thị trường. Trên thị trường được gọi là rủi ro tái đầu tư.
Rủi ro do thu hồi trái phiếu
Trái phiếu công ty có một điều khoản cho phép nhà phát hành thu hồi hay “gọi” tất cả hay một phần trái phiếu mới trước ngày đáo hạn. Nhà phát hành thường giữ lại quyền này để có thể linh động chi trả tiền vốn nhằm thu hồi trái phiếu trong tương lai. Nếu lãi suất thị trường xuống thấp hơn lãi suất trái phiếu. Đối với nhà đầu tư, có 3 bất lợi với điều khoản về lệnh “gọi”.
Thứ nhất, mức tiền mặt giao dịch cho một trái phiếu có điều khoản lệnh “gọi” không được biết chắc. Thứ hai, do nhà phát hành sẽ ra lệnh “gọi” thu hồi trái phiếu khi lãi suất thị trường xuống. Nên nhà đầu tư chịu rủi ro tái đầu tư. Thứ ba, khả năng tăng trị giá vốn của trái phiếu sẽ giảm bớt. Vì giá của một trái phiếu có điều khoản về lệnh “gọi” không thể tăng cao hơn nhiều so với mức giá mà nhà phát hành sẽ gọi thu hối trái phiếu.
Rủi ro tín dụng cá nhân hay công ty
Rủi ro tín dụng là nguy cơ công ty phát hành không có khả năng chi trả đúng hạn. Tức là sẽ không thể chi trả mệnh giá và lãi đúng hạn. Rủi ro tín dụng được đánh giá bằng các dịch vụ đánh giá khả năng tín dụng của cá nhân hay công ty.
Rủi ro lạm phát/ sức mua
Rủi ro lạm phát hay rủi ro sức mua phát sinh. Bởi trị giá lưu lượng tiền mặt của một trái phiếu thay đổi do lạm phát. Ví dụ, nếu nhà đầu tư mua một trái phiếu có lãi suất 8%/năm. Nhưng tỷ lệ lạm phát là 9%/năm, thì thực tế, sức mua lưu lượng tiền mặt đã giảm. Ngoại trừ trái phiếu lãi suất thả nổi, còn đầu tư vào tất cả trái phiếu khác điều chịu rủi ro lạm phát. Vì mức lãi suất được công ty phát hành cam kết sẽ cố định trong suốt kỳ hạn của trái phiếu.
Nói cách khác, giả sử một nhà đầu tư kiếm được mức lợi suất 3% khi đầu tư trái phiếu. Nếu lạm phát tăng lên đến 4% sau khi họ mua trái phiếu. Thì lợi suất thực sự của nhà đầu tư (vì sức mua giảm) chỉ còn là -1%.
Rủi ro về tỷ giá tiền mặt đồng nội tệ
Một trái phiếu không dựa trên đơn vị đồng nội tệ không chịu ảnh hưởng của lưu lượng tiền mặt đồng nội tệ. Lưu lượng tiền mặt đồng nội tệ lệ thuộc vào tỷ giá hối đoái và thời điểm thanh toán. Ví dụ, một nhà đầu tư mua trái phiếu dựa vào đơn vị đồng bảng Anh. Nếu đồng bảng Anh mất giá so với đồng USD, thì người đầu tư sẽ nhận được ít USD hơn. Rủi ro ở đây được gọi là rủi ro về tỷ giá hay rủi ro tiền tệ.
Rủi ro thanh lý/ tính thị trường
Rủi ro thanh lý hay rủi ro về tính thị trường phụ thuộc vào khả năng bán dễ dàng một trái phiếu mới bằng hay gần bằng trị giá của nó. Cách đo lường chủ yếu khả năng thanh lý là mức chênh lệch giữa giá đặt mua và giá đặt bán. Chênh lệch càng lớn, rủi ro thanh lý càng nhiều. Đối với một nhà đầu tư định giữ lại trái phiếu cho đến ngày đáo hạn, rủi ro thanh lý ít quan trọng hơn.
Rủi ro do những biến cố bất ngờ
Đôi khi khả năng chi trả lãi và mệnh giá của nhà phát hành thay đổi lớn lao và bất ngờ. Bởi vì một tai nạn do thiên nhiên hay công nghiệp hoặc một thay đổi về quy định nào đó. Các rủi ro này được gọi chung là rủi ro do biến cố bất ngờ.
Rủi ro tái thiết kết cấu biểu đối kê tài sản công ty
Thường phát sinh do có những sự kiện như mua đứt cổ phần. Để thúc đẩy công ty kế nhiệm hay những sửa đổi hoặc tái thiết kết cấu biểu đối kê tài sản công ty. Nhóm thiệt hại thường là những chủ trái phiếu. Vì phải chịu đựng sự xuống giá thị trường đối với các trái quyền của họ. Để “ăn chắc” khi đầu tư vào thị trường chứng khoán. Thiết nghĩ, các nhà đầu tư cần nên nghiên cứu kỹ. Tránh không gặp phải những rủi ro tìm ẩn trên.
Kết luận
Trái phiếu có thể tạo ra một dòng thu nhập cho các nhà đầu tư. Và đôi khi trái phiếu cũng có thể giúp giảm thiểu rủi ro tổng thể của danh mục đầu tư. Nhưng trước hết, nhà đầu tư cần ghi nhớ những rủi ro chính kể trên khi đầu tư trái phiếu. Để có thể đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt hơn