Không phải ai cũng nhận được những lợi ích như nhau từ yoga vì cơ thể và cách tập của mỗi người là khác nhau. Nhưng hoàn toàn có cơ sở để tin vào sự thay đổi tích cực từ việc chăm sóc cơ thể khi tập yoga sau mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng và mỗi năm. Chỉ trong vòng 1 tuần, bạn sẽ được đắm chìm trong cảm giác sảng khoái khi tinh thần thoải mái, cơ thể dẻo dai và tâm hồn thanh tịnh sau mỗi lần tập luyện. Bạn sẽ dần cảm thấy cơ thể và tâm hồn mình đang mở rộng để tiếp nhận nguồn năng lượng mới. Và bạn sẽ cảm nhận rõ ràng cơ thể bạn dẻo dai ở những vùng cơ thể luôn căng cứng, mệt mỏi.
Thế nhưng dịch bệnh hoành hành, việc hạn chế ra ngoài là điều quan trọng nhất. Cùng với đó việc tập thể dục hàng ngày cũng không thể dán đoạn được. Bởi lẽ đó mà app M-Yoga ra đời như “vị cứu tinh” cho những người đam mê vưới Yoga. App được phát minh bởi Ấn Độ và dịch ra nhiều thứ tiếng trên toàn thế giới.
Ứng dụng công nghệ vào tập luyện Yoga
Ngày 21/6, Thủ tướng Ấn Độ đã khởi động một ứng dụng mới mang tên M-Yoga nhân Ngày Quốc tế Yoga lần thứ 7. Với chủ đề “Yoga for well-being” (tạm dịch: Yoga vì sức khỏe). Trong bài phát biểu, Thủ tướng Modi cho biết. Ứng dụng mới sẽ bao gồm các băng video dậy tập Yoga bằng nhiều thứ tiếng trên thế giới. Nhà lãnh đạo Ấn Độ nhấn mạnh, sự kết hợp giữa công nghệ hiện đại và tri thức khoa học cổ xưa sẽ mang lại lợi ích cho tất cả mọi người.
Ngày Yoga năm nay diễn ra trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn đang có những diễn biến phức tạp tại một số khu vực trên thế giới. Chủ đề “Yoga for well-being” năm nay giúp khẳng định vai trò của việc tập luyện Yoga đối với sức khoẻ toàn diện và sự hạnh phúc của mỗi cá nhân trong đại dịch COVID-19. Ứng dụng M-Yoga được Ấn Độ thực hiện với sự phối hợp của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Trong khi đó, các kênh truyền hình địa phương quay cảnh các bộ trưởng trong nội các Ấn Độ dẫn đầu các nhóm biểu diễn Yoga tại nhiều địa điểm khác nhau.
Vai trò của việc tập luyện Yoga đối với sức khoẻ toàn diện
Tháng 12/2014, Đại Hội đồng Liên hợp quốc đã công bố ngày 21/6 hàng năm là Ngày Quốc tế Yoga. Ngày này năm nay diễn ra trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn đang có những diễn biến phức tạp tại một số khu vực trên thế giới. Chủ đề “Yoga for well-being” năm nay giúp khẳng định vai trò của việc tập luyện Yoga đối với sức khoẻ toàn diện. Cũng như sự hạnh phúc của mỗi cá nhân trong đại dịch COVID-19.
Ứng dụng mới mang tên M-Yoga tiện lợi hơn trong thời kỳ Covid-19
Thực tế cho thấy, trong giai đoạn dịch bệnh này; những thông điệp tích cực của bộ môn Yoga trở nên thiết thực, phù hợp hơn bao giờ hết. Trên thế giới, nhiều người đã tiếp cận phương pháp Yoga để cải thiện sức khoẻ; chống lại sự cô đơn, buồn chán trong thời gian giãn cách xã hội. Đối với những người đang phải cách ly hoặc điều trị; việc tập Yoga có thể làm giảm bớt đi nỗi sợ hãi và lo lắng. LHQ cho rằng Yoga giúp bệnh nhân COVID-19 giải tỏa tâm lý; tái hoà nhập cộng đồng và làm quen trở lại với cuộc sống sau khi khỏi bệnh.
Yoga giúp bạn giảm stress
Theo LHQ, nhờ công dụng giảm stress, phương pháp Yoga có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch cho các đối tượng dễ bị COVID-19 tấn công như người già, trẻ em. Lối sống cân bằng theo triết lý Yoga giúp nhiều người sinh hoạt điều độ; tập trung cải thiện sức khoẻ và chủ động bảo vệ bản thân khỏi dịch bệnh.
Yoga bao gồm các kỹ thuật theo tư thế, các bài thiền, các bài tập hít thở hay tụng kinh. Theo Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO); những bài tập Yoga có thể giúp con người thấu tỏ bản thân. Nó giúp xoa dịu đi những nỗi đau, từ đó đạt được sự bình yên trong tâm hồn. Tạp chí Y khoa Đại học Harvard (Mỹ) cho rằng, việc tập Yoga thường xuyên có thể giúp con người hình thành những thói quen ăn uống tốt và tăng cường khả năng vận động.
Yoga có tác dụng rèn sức bền
Quá trình rèn luyện ý thức trong Yoga; có thể giúp người tập dùng bữa đều đặn và ăn uống có chừng mực hơn. Những bài tập thể chất trong Yoga có tác dụng làm tăng sức bền, sự dẻo dai của cơ bắp. Nó cũng giúp máu lưu thông tốt hơn. Hơn nữa, sự vận động của cơ thể có thể làm suy giảm lượng hormone gây căng thẳng; cải thiện tâm trạng và tiếp thêm oxy cho não bộ.
WHO khuyến khích trẻ vị thành niên và người lớn sử dụng các phương pháp Yoga để tăng cường hoạt động thể chất, cải thiện sức khoẻ cũng như làm giảm nguy cơ huyết áp cao, đột quỵ, đau tim hay tiểu đường. Theo Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF), từ khi còn nhỏ; trẻ em cũng đã có thể làm quen với một số bài tập Yoga đơn giản, an toàn, bổ ích. Ứng dụng số hóa vào luyện tập giúp Yoga tiếp cận đến nhiều người hơn. Từ đó mà nhiều người tham gia vào bộ môn thể dục hữu ích này.