Bạn đã biết vì sao số lượng thịt gà nhập khẩu vào Việt Nam tăng chưa?

Gà nhập khẩu

Ngành kinh doanh ăn uống đang trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ. Các nhà hàng, quán ăn vỉa hè mọc lên trên hầu khắp các con phố. Dường như gà là món ăn ngon “bất tận” – không bao giờ thiếu trong các thực đơn. Có các quán chuyên về gà như: chân gà nướng, cánh gà nướng, đùi gà nướng, gà luộc, gà nướng nguyên con, v.v. Chuỗi cửa hàng KFC, Lotteria, McDonald’s không còn xa lạ với mọi người. Họ chuyên kinh doanh gà rán. Lượng khách đến đó để thưởng thức các món gà không hề nhỏ chút nào. Ước tính mỗi cửa hàng (KFC, Lotteria, McDonald’s) thu hút hàng trăm lượt khách hàng / ngày. Bạn có thắc mắc ở đâu có nhiều gà như vậy không? Gà nội có đáp ứng được nhu cầu kinh doanh không?

Nhập khẩu thịt gà luôn là lựa chọn tối ưu. Nhiều nhà hàng cho biết: đây là hình thức tối ưu. Vì thịt gà nhập khẩu có chất lượng thơm ngon, nhiều thịt (xương nhẹ), số lượng không hạn chế, giá rẻ, … Thế nhưng trong thời gian gần đây có sự thay đổi đáng kể về giá và số lượng gà nhập khẩu. Bộ chăn nuôi lý giải như nào về việc này?

Thịt gà nhập khẩu tăng mạnh so với năm ngoái

Việt Nam đã nhập khẩu 78.376 tấn thịt gia cầm, sản phẩm gia cầm. Tăng 150% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó thịt gà khoảng 44.000 tấn (tăng 36%). Nhưng điều này không ảnh hưởng đến giá gia cầm trong nước. Số liệu thống kê từ Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) cho biết, đến ngày 13.4; sản lượng nhập khẩu thực phẩm gia cầm và các sản phẩm chế biến từ gia cầm đã tăng 150% so với cùng kỳ năm ngoái. Với sản lượng 78.376 tấn. Trong đó, thị trường nhập khẩu lớn nhất là Mỹ (chiếm 65%). Còn đối với Hàn Quốc là 14%, Braxin 9,9%, Hà Lan 4,44% và Ba Lan 3,56%.

Thịt gà nhập khẩu tăng mạnh so với năm ngoái

Theo thống kê từ Bộ NN-PTNT, chăn nuôi gia cầm trong nước đã phát triển bùng nổ; từ khi có dịch tả lợn châu Phi do nhiều hộ chăn nuôi lợn chuyển sang nuôi gà. Bên cạnh đó, Bộ NN-PTNT khuyến khích đẩy mạnh chăn nuôi gia cầm; để bù đắp lượng thịt lợn thiếu hụt sau dịch tả lợn châu Phi. Cho đến nay, tổng đàn gia cầm cả nước đạt trên 470 triệu con. Tăng khoảng 15% so với năm 2019. Đây là mức tăng trưởng kỷ lục về số lượng. Kết hợp ảnh hưởng dịch Covid-19 diễn ra phức tạp từ đầu năm đến nay; khiến giá các sản phẩm gia cầm sụt giảm mạnh.

Vì sao lại có sự biến động cả về giá và số lượng gia cầm nhập khẩu?

Liên quan đến biến động giá gia cầm trong nước khi nhập khẩu thực phẩm gia cầm về Việt Nam vẫn tăng mạnh trong những tháng đầu năm, ông Nguyễn Văn Trọng, Cục phó Cục Chăn nuôi, cho biết chỉ riêng thịt gà trong 3 tháng đầu năm nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã nhập khẩu về 44.000 tấn, tăng 36% so với cùng kỳ năm ngoái.Trong đó, khoảng 60% là sản phẩm thịt đùi gà công nghiệp, được nhập khẩu về với giá 0,9 – 1 USD/kg. Thịt gà nhập khẩu có giá rẻ như vậy là do ở nước ngoài, đây là sản phẩm phụ, không phải là sản phẩm chính (ức gà, lườn gà).

Trong khi đó, người tiêu dùng tại Việt Nam lại thích ăn thịt đùi gà; nên các doanh nghiệp nhập khẩu nhiều. “Nếu so sánh với tổng sản lượng chăn nuôi gia cầm trong nước hiện nay; thì sản lượng nhập khẩu là không lớn và thịt nhập khẩu cũng không ảnh hưởng tới giá gà trong nước”, ông Trọng nói.

Vì sao lại có sự biến động cả về giá và số lượng gia cầm nhập khẩu?

Cục phó Cục Chăn nuôi lý giải, giá gia cầm trong nước sụt giảm trong thời gian vừa qua là do nhu cầu tiêu thụ giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Sau khi các quy định giãn cách xã hội được nới lỏng từ ngày 23.4. Giá gia cầm trong nước đã có dấu hiệu phục hồi, tăng giá.

Bên cạnh đó, người tiêu dùng trong nước có thói quen yêu thích tiêu dùng gia cầm chăn nuôi trong nước, có chất lượng cao. Đây cũng là định hướng của Bộ NN-PTNT trong năm nay đối với các địa phương phát triển mạnh chăn nuôi các giống gia cầm đặc sản nội địa đặc sản trong nước. Duy trì tỉ lệ tăng 11% sản lượng gia cầm, tăng 10% sản lượng trứng trong năm nay.

Tags: , , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *