Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố số dư tài khoản thanh toán cá nhân tại các ngân hàng cuối quý 1 tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái là 55,5%. Tiền gửi thanh toán tăng mạnh là biểu hiện đáng mừng trong thời đại công nghê 4.0 như hiện nay. Người dân đã hạn chế sử dụng lượng lớn tiền mặt cho các nhu cầu của mình. Thay vào đó là các giao dịch qua mạng, qua điện thoại, qua mã QR là chủ yếu. Theo đó, số lượng, giá trị giao dịch ngân hàng qua kênh số cũng có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Năm 2020 tăng hơn 2 lần, riêng với năm 2019 mức tăng gấp 3 lần. Thật không thể ngờ mà.
Người dân đã và đang dần hình thành thói quen thanh toán điện tử. Vây nên, tiền gửi thanh toán của người dân tăng lên cũng là điều dễ hiểu.
Tài khoản thanh toán tăng kéo theo số dư tăng
Theo số liệu từ Ngân hàng nhà nước, trong 3 tháng đầu năm 2021, Việt Nam có 104.189 triệu tài khoản thanh toán cá nhân tại các ngân hàng. Đây là các khoản tiền gửi không kỳ hạn đang hoạt động của cá nhân mở tại ngân hàng. Mục đích là để sử dụng dịch vụ thanh toán do ngân hàng cung ứng. Như dịch vụ thẻ, dịch vụ thanh toán bằng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt ngoài thẻ.
Đáng chú ý, số dư tài khoản thanh toán cá nhân đạt 741.378 tỷ đồng. Tăng gần 75.000 tỷ tương đương với 11,2% so với cuối năm 2020. Mức tăng này cũng cao hơn rất nhiều so với tăng trưởng tiền gửi chung của hệ thống. Bao gồm cả tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn).
Trong vòng 5 năm qua, tiền gửi thanh toán cá nhân đã tăng gấp 3 lần. Và đặc biệt tăng mạnh kể từ năm 2020-2021. Cụ thể, so với quý I/2020, tiền gửi thanh toán cá nhân tại các ngân hàng đã tăng tới 55,5%. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng của tiền gửi của dân cư nói chung trong giai đoạn từ cuối tháng 3/2020 đến hết tháng 2/2021 chỉ ở khoảng hơn 5,5%. Kết thúc quý I, số lượng tài khoản thanh toán cá nhân tại các ngân hàng tăng hơn 4.000 nghìn tài khoản. Với số dư gần 741,4 nghìn tỷ đồng. Tăng hơn 55% so với cùng kỳ năm ngoái.
Triển khai dịch vụ thanh toán trực tuyến
Theo thông tin từ NHNN, tính đến tháng 3/2021, cả nước có trên 79 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán triển khai thanh toán qua Internet. Và 44 tổ chức thanh toán qua điện thoại di động. Tiền gửi thanh toán tăng mạnh trong bối cảnh các dịch vụ ngân hàng điện tử, ngân hàng số, ví điện tử,… phát triển mạnh mẽ những năm trở lại đây. Điều này giúp người dân ngày càng ưa chuộng giao dịch thanh toán điện tử. Ngoài ra, đại dịch Covid-19 cũng có phần nào đó tác động tới thói quen của người dân. Chuyển sang thanh toán điện tử thay vì tiền mặt như trước.
Theo Ngân hàng Nhà nước, so với cùng kỳ 3 tháng đầu năm 2020, giao dịch qua kênh Internet 3 tháng đầu năm 2021 tăng. Cụ thể tăng 5,9% về số lượng và 28,4% về giá trị. Giao dịch qua kênh điện thoại di động tăng tương ứng 78% về số lượng và 103% về giá trị. Giao dịch qua kênh QR code tăng tương ứng 83% về số lượng và 146% về giá trị.
Trước đó, 2 năm liên tiếp 2019-2020, giao dịch thanh toán qua điện thoại di động liên tục ghi nhận tăng trưởng theo cấp số nhân. Năm 2020 tăng hơn 2 lần, năm 2019 tăng hơn 3 lần. Trước ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 trong thời gian qua, đặc biệt ngày càng có diễn biến phức tạp, thói quen thanh toán của người dân đã nhanh chóng chuyển sang áp dụng các phương thức an toàn và tiện lợi hơn. Chính vì thế, tiền gửi thanh toán tăng mạnh.
Kế hoạch chuyển đổi số của NHNN
COVID-19 chỉ là chất xúc tác mà không ai mong đợi. Nó đã khiến thói quen, hành vi sử dụng thanh toán của người dùng thay đổi nhanh hơn. Trong kế hoạch dài hạn, Việt Nam đã đặt mục tiêu số hóa ngành ngân hàng như một xu thế không thể nào khác.
Theo Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, NHNN đặt mục tiêu đến năm 2025 tối thiểu 50% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử. Và tối thiểu 70% số lượng giao dịch của khách hàng được thực hiện thông qua các kênh số. Đó là kênh tiếp xúc giữa khách hàng với ngân hàng có kết nối mạng internet. Đến năm 2030, mục tiêu các con số đều sẽ đạt ít nhất 80%.
Theo dự báo của IDC, tại Việt Nam, ngân hàng lõi và hiện đại hóa hệ thống thanh toán đang là hai mối quan tâm chính của các ngân hàng hàng đầu quốc gia. Nhằm đón đầu nhu cầu tiêu dùng tăng cao vào năm 2025. Hiện tại, các chuyên gia nghiên cứu cho rằng việc kết hợp giữa ngân hàng và Fintech là một trong những động lực để các ngân hàng đẩy nhanh quá trình chuyển đổi ngân hàng lõi, trang bị công nghệ cao, số hóa tài sản, phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng số hiệu quả.