Vì sao thị trường logistics Việt có thể bị rơi vào tay doanh nghiệp ngoại?

Logistics Việt Nam

Một thực tế hiện nay là phần lớn thị phần rơi vào tay các công ty logistics nước ngoài do họ có đội tàu lớn và cung cấp gói dịch vụ logistics tích hợp. Trong khi đó, phần lớn các doanh nghiệp logistics của Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa, năng lực tài chính và khả năng cung cấp dịch vụ logistics rất hạn chế, chủ yếu vẫn chỉ dừng lại là vận tải hàng hóa. Ngoài ra, sự yếu kém về cơ sở hạ tầng và vận tải biển cũng làm giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp logistics trong nước.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp logistics trong nước vẫn có tiềm năng tăng trưởng tốt, đặc biệt là các lĩnh vực có lợi thế địa phương như cảng biển, vận tải hành khách. Nhu cầu dịch vụ cảng biển tiếp tục duy trì ở mức cao, tổng lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam luôn tăng so với cùng kỳ. Thế nhưng đứng trước những tác động của Covid-19 khiến cho lỗ hổng” của ngành logistics Việt lộ rõ. Hiện nay có đến 80% thị phần logistics nằm trong tay các doanh nghiệp ngoại? Để hiểu rõ hơn về vẫn đề này, các bạn theo dõi bài phân tích của chúng tôi nhé!

80% thị phần logistics nằm trong tay doanh nghiệp ngoại

Hiện 80% thị phần logistics nằm trong tay doanh nghiệp ngoại. Nếu các công ty Việt Nam không sớm chuyển đổi số, nguy cơ sẽ mất luôn phần còn lại. Cảnh báo này được đưa ra tại hội thảo phát triển thị trường logistics cho doanh nghiệp Việt, ngày 20/4. Báo cáo về Chỉ số logistics thị trường mới nổi 2021 của Agility cho biết; Việt Nam tăng 3 bậc, ở vị trí thứ 8 trong bảng xếp hạng tăng trưởng ngành logistic toàn cầu. Dựa trên kỳ vọng vào vaccine ngừa Covid-19, cầu cung ứng hàng hoá tăng trở lại. Agility dự báo, Việt Nam sẽ nằm trong top có tốc độ tăng trưởng logistic cao nhất.

80% thị phần logistics nằm trong tay doanh nghiệp ngoại

Tuy nhiên, theo các chyên gia, thị trường logistics tại Việt Nam đang gặp không ít nút thắt. Ông Đào Trọng Khoa – Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) cho rằng. Chi phí logistics của Việt Nam còn cao, chiếm khoảng hơn 20% GDP. Trong khi mức trung bình thế giới là 11% GDP.

Chi phí vận tải quá cao

Ông Khoa dẫn chứng, chi phí vận tải hiện chiếm khoảng 59% trong chi phí logistics tại Việt Nam. Chi phí này đang chiếm 30-40% trong cơ cấu giá thành sản phẩm. Trong khi các nước khác chỉ là 15%. Điều này đã làm giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt. Hơn nữa, tỷ lệ giao hàng không thành công khá cao, khoảng 10%; đẩy chi phí doanh nghiệp logistics tăng thêm do phát sinh chi phí lưu kho, kiểm đếm…

Sự phân mảnh, thiếu liên kết giữa các doanh nghiệp trong lĩnh vực logistics cũng đang là điểm yếu đáng kể trong điều kiện thị trường cung cấp dịch vụ của Việt Nam có sự cạnh tranh gay gắt và 80% là nằm trong tay doanh nghiệp ngoại. Các mô hình vận chuyển, dịch vụ logistic theo phương thức truyền thống đã trở nên “già cỗi”. Trong vận tải hàng hóa, doanh nghiệp logistics trong nước mới được khách hàng thuê vận chuyển tới cảng nội địa; sau cảng là do doanh nghiệp nước ngoài quyết định đơn vị vận chuyển. Vì thế, “ở cả chiều mua và bán, doanh nghiệp logistics trong nước đều hạn chế về sân chơi”, Thứ trưởng Công Thương Trần Quốc Khánh nhận xét.

Doanh nghiệp Việt mất sức cạnh tranh

Doanh nghiệp Việt mất sức cạnh tranh

Với 20% thị phần logistics do các doanh nghiệp trong nước nắm giữ; còn 80% dòng chảy hàng hoá lĩnh vực này thuộc về các “tay chơi ngoại”. Ông Trần Trung Hưng – Tổng giám đốc Viettel Post cảnh báo. Nếu không có sự thay đổi, không chuyển đổi số; doanh nghiệp logistics sẽ mất sức cạnh tranh, mất dần thị phần. “Nếu không thay đổi, ngay 20% thị phần ít ỏi doanh nghiệp Việt đang có cũng sẽ “tuột khỏi tay”.

Cạnh tranh khốc liệt ở cả chiều mua, bán buộc các doanh nghiệp logistics trong nước phải chuyển đổi công nghệ, liên kết, hình thành các mạng lưới quy mô lớn có năng lực dẫn dắt thị trường để vượt qua thách thức cạnh tranh với các “đại gia” logistics quốc tế. Tính toán của một doanh nghiệp cung cấp nền tảng số trong lĩnh vực này cho thấy, ứng dụng công nghệ chuyển đổi số sẽ giúp các doanh nghiệp tối ưu hiệu quả, giảm chi phí 30%. “Đầu tư cho công nghệ là bài toán sống còn của mỗi doanh nghiệp logistics, đó cũng là đầu tư cho tương lai”, ông Đỗ Huy Bình – Tổng giám đốc Smartlock nhìn nhận.

Các doanh nghiệp logistics trong nước cũng gặp lúng túng, trở ngại

Nhưng ngay cả khi nhận thức được việc cần chuyển đổi; thì bản thân các doanh nghiệp logistics trong nước cũng gặp lúng túng, trở ngại. Ông Khoa nói, phần lớn hội viên của VLA là doanh nghiệp nhỏ và vừa, nên thiếu vốn đầu tư. Họ cũng gặp khó khăn trong lựa chọn công nghệ phù hợp. Đa phần dùng các giải pháp đơn lẻ. Khoảng 40% ứng dụng công nghệ đang được sử dụng tại các doanh nghiệp logistics là ứng dụng cơ bản. Ví dụ như quản lý giao nhận quốc tế, quản lý kho hàng, vận tải, trao đổi dữ liệu điện tử, khai báo hải quan… trong khi dịch vụ logistics thường hoạt động theo chuỗi.

Các doanh nghiệp cần có chiến lược dài hạn

Các doanh nghiệp cần có chiến lược dài hạn

“Lộ trình chuyển đổi số ở mỗi doanh nghiệp logistics cần theo kế hoạch bài bản, dài hạn. Việc lựa chọn mô hình, nền tảng số nào để chuyển đổi cũng cần được nghiên cứu kỹ lưỡng”, ông nói. Các chuyên gia khuyến nghị, Chính phủ cần có chính sách khuyến khích chuyển đổi số, hỗ trợ vốn vay và lãi vay ưu đãi cho các doanh nghiệp chuyển đổi số và các startup về giải pháp công nghệ số. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp logistics có thể mua hoặc thuê giải pháp từ các doanh nghiệp cung cấp phần mềm khi chưa có đủ khả năng tài chính.

Sự liên kết từ 3 bên

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Lê Quang Trung – Phó tổng giám đốc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam cho rằng, ngoài công nghệ, mối liên kết 3 bên gồm doanh nghiệp vận tải, kho/cảng và chính quyền, cơ quan quản lý cũng cần được đẩy mạnh, tạo thành chuỗi kết nối chuyên chở hàng hoá trên nền tảng hạ tầng sẵn có. “Trên nền tảng con người, hạ tầng và công nghệ thì sự phân mảnh trong lĩnh vực logistics sẽ được khắc phục”, ông Trung chia sẻ.

Tags: , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *