Ứng dụng công nghệ số được dùng để bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể

Dự án IchLinks

Các quốc gia và nhiều tổ chức đã nghĩ đến việc bảo tồn các di sản phi vật thể. Bởi không giống như di sản vật thể, công tác tuyên truyền bảo vệ, giảm khai thác du lịch sẽ giúp bảo tồn được, trong khi đó di sản phi vật thể rất có thể bị mai một thâm chí là “xóa sổ” do không lưu lại được. Điều đó làm cho các tổ chức bảo tồn suy nghĩ.

Mới đây với việc ứng dụng công nghệ số trong bảo tồn di sản phi vật thể hứa hẹn sẽ giúp cho công tác bảo tồn hiệu quả hơn. Các thành viên IchLinks là đại diện nòng cốt cho việc vận hành và vận hành nền tảng này Theo đó, việc tham gia vào dự án này vừa là bảo tồn lại còn góp phần giới thiệu được di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam đến bạn bè quốc tế. Đồng thời mang lại lợi ích phát triển thông qua các mối quan hệ đối tác trong ngành văn hóa, sáng tạo. Nó cũng mang lại hiệu quả tích cực cho các quốc gia. Nó cũng giúp tổ chức các hoạt động và sự kiện văn hóa, du lịch và sáng tạo trực tiếp dựa trên nội dung di sản văn hóa phi vật thể.

Ứng dụng công nghệ số được coi là “cây cầu” nối quá khứ với hiện tại và tương lai

Ứng dụng công nghệ số đang trở thành “làn gió mới”; trong công tác bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể. Việc ứng dụng công nghệ số trong công tác bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể; được coi là “cây cầu” nối quá khứ với hiện tại và tương lai. Nó cũng giúp tiếp cận hiệu quả thế hệ trẻ. Dự án IchLinks vừa ra mắt đã nhận được sự ủng hộ của nhiều quốc gia. Trong đó có sự tham gia của Việt Nam. Dự án được xem là nỗ lực mang ý nghĩa toàn cầu trong lĩnh vực bảo tồn, phát huy di sản văn hóa phi vật thể.

IchLinks thu thập hơn 1.000 dữ liệu, gồm hình ảnh, âm thanh, văn bản… tạo nên bức tranh tổng quan về các di sản phi vật thể của các nước thành viên trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Con số này đang ngày một tăng thêm trên hệ sinh thái của dự án số hóa di sản. Dự án được triển khai từ năm 2020.

Ứng dụng công nghệ số được coi là "cây cầu" nối quá khứ với hiện tại và tương lai

Bà Anar Dutbaeva – đại diện Bộ Ngoại giao nước CH Kazakhstan cho biết. “Lưu trữ là nhiệm vụ quan trọng để lưu giữ di sản văn hoá. Nó cho thấy sự đa dạng của văn hoá. Tuy nhiên, những dữ liệu đó rất dễ bị tổn hại. Vì vậy cần có một có cách nào đó để lưu giữ nó cho nhân loại. Việc áp dụng công nghệ và đưa lên các nền tảng số là điều cần thiết. Chúng tôi rất hân hạnh được hỗ trợ Ichlinks trong việc lưu trữ và truyền bá các giá trị văn hoá của Kazakhstan”.

Việt Nam tích cực tham gia dự án

Việt Nam là một trong những thành viên đầu tiên và tích cực tham gia dự án. Các di sản như kiến trúc Đại Nội Huế, rối nước, làm bản khắc gỗ tranh Đông Hồ hay lễ cấp sắc 12 đèn của người Dao đỏ của Việt Nam… đang hiện hữu trên IchLinks, đưa văn hóa Việt Nam tới bạn bè quốc tế.

Việt Nam tích cực tham gia dự án

“Sự ra đời của nền tảng Ichlinks có thể mở ra những cơ hội tuyệt vời để bảo vệ và quảng bá những di sản văn hoá giữa chúng ta, học hỏi lẫn nhau và có thể chia sẻ những giá trị văn hoá của đất nước mình rộng rãi hơn nữa” – PGS, TS Bùi Hoài Sơn – Viện trưởng Viện Văn hoá Nghệ thuật quốc gia Việt Nam chia sẻ. Sau khi ra mắt, nền tảng được kỳ vọng sẽ là công cụ đắc lực giúp các nhà nghiên cứu, người thực hành, nhà hoạch định chính sách và công chúng có thể dễ dàng tìm kiếm, định vị thông tin về di sản văn hóa phi vật thể với sự hỗ trợ của các công nghệ kỹ thuật số.

Như vậy chỉ cần tại nhà là bạn có thể tìm hiểu các di sản văn hóa phi vật thể. Và vẫn đề bảo tồn sẽ không còn là bài toán khó. Cùng chờ xem những toàn bộ di sản phi vật thể ngay nhé!

Tags: , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *