Từ đầu năm đến nay Việt Nam bị ảnh hưởng nặng bởi dịch Covid-19. Và nhất là hiện nay tình hình dịch vẫn đang diễn biến phức tạp, chưa có dấu hiệu ngưng lại. Nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng rất nhiều, nhiều doanh nghiệp đứng trước bề vực phá sản. Tuy nhiên Nhà nước Việt Nam luôn cố gắng đưa ra những chính sách phù hợp để hỗ trợ. Và có lẽ chính nhờ những ứng biến và sự kiểm soát chặt chẽ. Nên tình hình của Việt Nam vẫn khá ổn so với các nước trong khu vực. Nhờ thế mà nhiều doanh nghiệp có vốn FDI vẫn tiếp tục được duy trì rất tốt. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì vốn FDI tăng trong 6 tháng đầu năm. Và tăng 13,2% so với cùng kỳ năm trước.
Vốn FDI đăng ký mới tăng 13,2% trong 6 tháng đầu năm
Mặc dù vẫn bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, song theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục phục hồi. Và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh tốt…Trong 6 tháng đầu năm, tuy số lượng dự án FDI giảm tới 43,4% so với cùng kỳ. Nhưng tổng vốn đăng ký lại tăng hơn 13%. Cho thấy quy mô, chất lượng các dự án đã có cải thiện so với giai đoạn trước.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến 20/6/2021, vốn FDI giải ngân trong 6 tháng đầu năm đạt 9,24 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ. Không chỉ giải ngân, vốn đầu tư đăng ký mới và vốn đăng ký điều chỉnh cũng vẫn tiếp tục tăng trong 6 tháng đầu năm 2021. Cụ thể, vốn đăng ký mới đạt 9,55 tỷ USD, tăng 13,2% so với cùng kỳ; vốn đăng ký điều chỉnh cũng duy trì tăng kể từ tháng 5/2021, đạt 4,12 tỷ USD, tăng 10,6% so với cùng kỳ. Theo đó, quy mô bình quân các dự án cấp mới và điều chỉnh vốn lần lượt ở các mức 11,88 triệu USD/dự án và 8,9 triệu USD/dự án.
Tuy nhiên, tổng giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài vẫn giảm 54,3% so với cùng kỳ với 1.855 lượt góp vốn đạt 1,61 tỷ USD. Sự giảm sút về việc góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong 6 tháng đầu năm khiến cho tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài giảm nhẹ 2,6% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 15,27 tỷ USD.
Công nghiệp chế biến và ngành điện chiếm ưu thế
Về lĩnh vực đầu tư, có 18 ngành lĩnh vực được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm và đầu tư vào. Trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn giữ “ngôi vương”. Với tổng vốn đầu tư đạt 6,98 tỷ USD, chiếm 45,7% tổng vốn đầu tư đăng ký. Sản xuất, phân phối điện là lĩnh vực thu hút vốn nhiều thứ hai. Với tổng vốn đầu tư 5,34 tỷ USD, chiếm gần 35% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo lần lượt là các lĩnh vực: kinh doanh bất động sản; hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ.. Với tổng vốn đăng ký đạt 1,15 tỷ USD và 476 triệu USD…
Trong 6 tháng đầu năm, đã có 80 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Đáng chú ý, đầu tư của một số đối tác lớn như Singapore, Nhật Bản và Hàn Quốc đều tăng lên so với cùng kỳ. Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 5,64 tỷ USD. Chiếm gần 36,9% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2020. Nhật Bản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 2,44 tỷ USD. Chiếm gần 16% tổng vốn đầu tư và tăng 66,8% so với cùng kỳ.
Vốn đầu tư của nhà đầu tư Singapore và Nhật Bản chủ yếu theo hình thức đầu tư mới. Chiếm lần lượt 84% và 67,8% tổng vốn đăng ký của 2 quốc gia này. Hàn Quốc đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký 2,05 tỷ USD. Chiếm 13,4% tổng vốn đầu tư, tăng 43,6% so với cùng kỳ. Tiếp theo là Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan…
Khu vực Long An dẫn đầu trong các khu vực thu hút đầu tư
Ngoài ra, nếu phân bổ theo địa bàn đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 56 tỉnh, thành phố trên cả nước. Trong đó, Long An dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký 3,57 tỷ USD. Chiếm 23,4% tổng vốn đầu tư đăng ký. Thành phố Hồ Chí Minh đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký 1,43 tỷ USD, chiếm 9,3% tổng vốn đầu tư. Cần Thơ đứng thứ ba với 1,32 tỷ USD, chiếm 8,6% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo lần lượt là Bình Dương, Hải Phòng, Hà Nội…
Tính lũy kế đến ngày 20/6/2021, cả nước có 33.787 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 397,89 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 241,1 tỷ USD, bằng 60,6% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.