Thị trường tiêu dùng tại TP HCM bị ảnh hưởng lớn bởi dịch bệnh Covid 19

Thị trường tiêu dùng tại TP HCM bị ảnh hưởng lớn bởi dịch bệnh Covid 19

Tình hình dịch bệnh đang diễn biến vô cùng phức tạp. Tại Việt Nam các ca mắc Covid 19 đang ngày càng tăng nhanh. Khiến công tác quản lý, phòng chống, cách ly, phong tỏa cũng ngày càng siết chặt. Theo Bộ y tế cho biết, chủng mới của virus này thật sự đáng sợ. Nó là biến chủng mới từ Ấn Độ – nơi đã có hàng triệu người nhiễm bệnh. Mức độ các ca nhiễm tại nước ta cũng tăng chóng mặt kể từ ngày 27/4. Theo đó, điểm nóng là Bắc Ninh, Bắc Giang và hiện tại tâm dịch đang bùng phát tại TP HCM.

Hiện tại, tại TP HCM những hoạt động, nhu cầu không cần thiết đã được đề nghị đóng cửa. Thị trường tiêu dùng từ đó cũng bị ảnh hưởng lớn từ Covid. Theo chỉ thị của UBND tỉnh, thành phố. Tất cả những hộ kinh doanh các mặt hàng không cần thiết phải đóng cửa. Cho đến khi có công văn được mở cửa trở lại. Những nhu yếu phẩm, thực phẩm thiết yếu vẫn sẽ được hoạt động. Nhưng phải đảm bảo tuyệt đối công tác phòng chống bệnh dịch.

Mặt hàng không thiết yếu đồng loạt đóng cửa

Các hộ kinh doanh mặt hàng không thiết yếu tại chợ truyền thống ở TP HCM đã ngưng hoạt động. Tiểu thương nhanh chóng đóng gói và chuyển hàng đi. Thực hiện không tụ tập, buôn bán trực tiếp tại chợ. Trong sáng 22-6, các sạp kinh doanh các mặt hàng không thiết yếu. Tại chợ truyền thống trên địa bàn TP HCM đã ngưng hoạt động. Để bảo đảm an toàn phòng chống dịch bệnh Covid-19.

Có mặt tại chợ Tân Bình (quận Tân Bình), phóng viên Báo Người Lao Động ghi nhận. Rất nhiều sạp kinh doanh áo quần tại chợ đã đóng cửa. Chỉ còn vài sạp hoạt động nhưng không bày biện hàng hóa như ngày thường. Tiểu thương đóng gói sẵn hàng hóa và mang đi giao, không bán trực tiếp tại sạp.

Mặt hàng không thiết yếu đồng loạt đóng cửa

Tiểu thương đồng loạt chuyển sang kinh doanh online

Chị Na (Tiểu thương chợ Tân Bình) chia sẻ: “Chị đóng cửa suốt. Chỉ khi nào cần đóng gói hàng hóa để giao cho khách thì mới mở. Hàng giao xong là đóng cửa ngay. Chính quyền không cho bày biện, buôn bán rầm rộ như ngày thường. Nên lượng hàng bán ra không bao nhiêu. Chị phải đăng ký bán hàng trên trang thương mại điện tử. Gửi hình mẫu hàng qua zalo, facebook cho khách chọn rồi giao hàng đến”.

Theo ghi nhận của phóng viên, các sạp áo quần, vải vóc tại chợ Tân Bình chỉ mở hé cửa. Để nhân viên đóng hàng đi giao cho khách. Mọi việc diễn ra nhanh chóng, không có tình trạng tập trung đông đúc. Lực lượng bảo vệ, dân phòng liên tục đi nhắc nhở các hộ kinh doanh trong chợ. Khi có dấu hiệu tập trung đông, người bán và người mua không bảo đảm khoảng cách an toàn. Một cửa hàng bán sỉ quần áo ở gần chợ Tân Bình, chỉ mở hé cửa để nhân viên ra vào giao hàng. Một sạp hàng đóng cửa, treo bảng hướng dẫn mua hàng trước cửa.

Thị trường tiêu dùng hàng nhu yếu phẩm thiết yếu cho phép được hoạt động

Tại chợ Phạm Văn Hai, quận Tân Bình, các sạp hàng thực phẩm, lương thực vẫn hoạt động bình thường. Các sạp hàng khác thì đồng loạt đóng cửa. Bảo vệ tại chợ túc trực thường xuyên để đo thân nhiệt và nhắc nhở người dân rửa tay sát khuẩn trước khi vào chợ.

Thị trường tiêu dùng hàng nhu yếu phẩm thiết yếu cho phép được hoạt động

Trước đó, Sở Công Thương TP HCM có văn bản hướng dẫn các chợ truyền thống tại TP HCM. Về việc thực hiện Chỉ thị số 10/CT-UBND về siết chặt. Và tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn. Ngưng kinh doanh các mặt hàng không phải lương thực thực phẩm và nhu yếu phẩm tại các chợ truyền thống

Theo đó, các khu vực kinh doanh lương thực thực phẩm và nhu yếu phẩm trong các chợ truyền thống được hoạt động. Nhưng phải bảo đảm quy định phòng chống dịch, tuân thủ quy tắc 5K của Bộ Y tế. Các khu vực kinh doanh dịch vụ ăn uống tại chợ được hoạt động. Nhưng tuyệt đối không được phục vụ tại chỗ. Mà chỉ áp dụng hình thức bán hàng mang về, đặt hàng trực tuyến. Các khu vực kinh doanh dịch vụ ngoài loại hình trên không được phép mở cửa hoạt động.

Thị trường tiêu dùng ảnh hưởng lớn do Covid 19

Chị Vĩnh (tiểu thương chợ Tân Bình) cho biết: “Đóng cửa nghỉ bán thì ảnh hưởng nhiều lắm nhưng quy định phòng dịch nên mình phải tuân theo để bảo đảm an toàn cho mọi người. Từ khi thành phố thực hiện giãn cách xã hội, buôn bán ế ẩm lắm, tôi vẫn cố mở cửa để bán được chừng nào hay chừng đó. Giờ cấm luôn thì mất đi lượng khách mua tại chỗ. Chỉ còn bán cho mấy mối khách sỉ. Ai đặt hàng thì mình đóng gói rồi gửi shipper giao cho khách”.

Thị trường tiêu dùng ảnh hưởng lớn do Covid 19

Ngay bên cạnh sạp hàng của chị Vĩnh cũng là một sạp hàng kinh doanh mặt hàng áo quần. Thời điểm phóng viên có mặt tại chợ, sạp hàng này đã đóng cửa. Bên ngoài cửa hàng này có bảng thông báo để lại số điện thoại. Để khách hàng liên hệ khi cần lấy hàng và nhấn mạnh “5 phút có mặt”. Tiểu thương để lại số điện thoại để khách liên hệ khi cần lấy hàng. Không mở bán xuyên suốt như trước đây.

Tình hình dịch bệnh căng thẳng ảnh hưởng lớn đến thị trường toàn cầu. Thị trường tiêu dùng TP HCM nói riêng cũng chịu hậu quả nặng nề. Tuy nhiên, vì sức khỏe của cộng đồng. Người dân hãy tự nâng cao ý thức, trách nhiệm. Bảo vệ mình chính là bảo vệ nhân loại.

Tags: , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *