Dù phải đối mặt với nhiều khó khăn từ dịch bệnh Covid – 19 khiến các doanh nghiệp chao đảo nhưng thị trường chứng khoán vẫn ghi nhận đà tăng trưởng mạnh mẽ. Các công ty đại chúng làm ăn có lãi nên đã giúp cho thị trường được đà phát triển hơn. Trước đó, vào các phiên giao dịch tháng 12/2020, thị trường chứng khoán Việt Nam lọt vào 1 trong 6 thị trường có mức tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Sang nửa đầu năm nay, chứng khoán VN – Index tăng 34.51% đã giúp cho thị trường chứng khoán Việt Nam luôn nằm trong top thị trường có chỉ số tăng mạnh nhất trên thế giới.
Không chỉ tăng mạnh về chỉ số, chứng khoán Việt Nam còn ghi nhận đà tăng trưởng của giá trị giao dịch chứng khoán, tổng giá trị thanh khoản từng tăng liên tục trước khi bắt đầu ghi nhận đà sụt giảm kể từ đầu tháng 6 này. Nếu tình trạng nghẽn lệnh không xảy ra thì chắc chắn giá trị thanh khoản sẽ phần nào có khởi sắc ở đầu tháng này.
Chứng khoán Việt Nam nằm trong top có chỉ số tăng mạnh nhất thế giới
VN-Index tăng 34,51% trong vòng 6 tháng. Vượt xa chỉ số đại diện cho những sàn chứng khoán đang trong xu hướng đi lên như Abu Dhabi, Austria, Jordan, Luxembourg… Dòng tiền dồi dào, số lượng nhà đầu tư mới không ngừng tăng. Và các biện pháp giảm nghẽn hệ thống được triển khai. Giúp thị trường chứng khoán Việt Nam thăng hoa trong suốt tuần qua. VN-Index tăng 5 phiên liên tiếp, đóng cửa tại 1.374,05 điểm; tích lũy 4,05% (tương đương 53,59 điểm) so với cuối tuần trước.
Theo dữ liệu của StockQ.org, VN-Index xếp thứ ba trong danh sách những thị trường biến động tích cực nhất tuần qua, sau Argentina và Hungary. Nếu tính trong nửa năm, VN-Index tăng đến 34,51%. Và đứng đầu về mức tăng so với các thị trường khác. Xếp tiếp theo trong danh sách này là chỉ số đại diện cho các sàn chứng khoán Abu Dhabi, Austria, Jordan, Luxembourg.
Đà tăng của VN-Index đã phá vỡ phần lớn dự báo của các công ty chứng khoán trong nước. Dẫn lý do về rủi ro địa chính trị và diễn biến phức tạp. VDSC kỳ vọng VN-Index năm nay sẽ lên cao nhất 1.272 điểm. Tương ứng tăng khoảng 15%. VCBS và VCSC dự báo tương tự khi cho rằng mức cao nhất của chỉ số vào khoảng 1.250-1.280 điểm. HSC cho rằng chỉ số sẽ chật vật để vượt và duy trì mốc 1.200 điểm trong hai quý đầu năm. Nhưng đến cuối năm vẫn có thể chạm 1.500 điểm.
Chứng khoán Việt Nam đang gia tăng giá trị và gia tăng cạnh tranh
Một số công ty chứng khoán có vốn nước ngoài như Yuanta, Mirae Asset dự báo nhiều kịch bản. Trong đó mức cơ sở khoảng 1.360 điểm cũng bị chinh phục. Và đang hướng kịch bản tích cực hơn là 1.420-1.700 điểm. Chỉ số đại diện cho sàn TP HCM tăng nhanh đưa P/E (hệ số giá trên lợi nhuận) lên khoảng 18,8 lần. Con số vẫn thấp hơn nhiều so với những nước trong khu vực. Như Philippines, Indonesia, Thái Lan lẫn vùng đỉnh cũ trong lịch sử như đầu năm 2018.
Nhiều nhóm phân tích cho rằng điều này thể hiện thị trường chứng khoán Việt Nam không còn rẻ. Điển hình như trong báo cáo chiến lược mới công bố; Công ty Chứng khoán VNDirect, P/E hiện cao hơn 7,9% so với mức trung bình 5 năm qua là 16,5 lần. Và cao hơn 2,9% so với đầu năm nay. “Thị trường không còn bị định giá thấp nhưng cũng không phải quá cao. Doanh nghiệp cần thêm thời gian để cải thiện kết quả kinh doanh. Và kéo mặt bằng định giá lên mức hấp dẫn hơn”, báo cáo này viết.