Người lao động được BHXH Việt Nam miễn đóng BHYT trong 8 tháng

Chính sách đóng BHYT

Tình hình dịch bệnh diễn ra phức tạp, nhiều doanh nghiệp buộc phải cho lao động nghỉ việc không lương. Đây là điều không ai mong muốn, gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp và khả năng kinh tế của người lao động. Nhằm giúp san sẻ một phần gánh nặng về tiền đóng BHYT cho người lao động ở các doanh nghiệp, BHXH Việt Nam đã thống nhất với Tổng LĐLĐ Việt Nam về các chính sách hỗ trợ mới cho người lao động vượt qua được hoàn cảnh khó khăn này. Cụ thể doanh nghiệp và người lao động được miễn 8 tháng đóng tiền vào Quỹ bảo hiểm y tế suốt từ tháng 6.2021 đến 1.2022. Đây là chính sách tốt của Chính phủ nhằm giúp đỡ cho người lao động. Nhưng chính sách này cần phải trình Quốc hội duyệt mới chắc chắn được thông qua.

Miễn đóng BHYT cho người lao động 8 tháng

Sau khi Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam có báo cáo về gói hỗ trợ mới. Cho người lao động và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Trong đó kiến nghị Chính phủ bổ sung nhiều chính sách hỗ trợ người lao động. BHXH Việt Nam cho biết cơ quan này cũng thống nhất với Tổng LĐLĐ Việt Nam về đề xuất chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, những lao động được miễn đóng vào BHYT.

Miễn đóng BHYT cho người lao động

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đồng ý với đề xuất của Tổng Liên đoàn lao động (LĐLĐ) Việt Nam cho doanh nghiệp và người lao động được miễn đóng vào Quỹ bảo hiểm y tế từ tháng 6.2021 đến tháng 1.2022. Sau khi Tổng LĐLĐ Việt Nam gửi kiến nghị Chính phủ bổ sung mới. Thêm đối tượng hỗ trợ ảnh hưởng của dịch Covid-19, trong đó đề xuất chính sách hỗ trợ doanh nghiệp. Người lao động được miễn đóng vào Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT). BHXH Việt Nam cũng đã có công văn gửi Bộ LĐ-TB-XH có ý kiến về vấn đề này.

Quy định nội dung cụ thể trong đề xuất

Theo đó, BHXH Việt Nam thống nhất miễn đóng BHYT đối với những lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Bị cho nghỉ việc không hưởng tiền lương tại những đơn vị bị tạm dừng hoạt động. Theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch Covid-19. Người sử dụng lao động đóng 3% mức lương tối thiểu và lao động miễn đóng BHYT 1,5%. Thời gian miễn đóng tối đa 8 tháng, tính từ tháng 6.2021 đến tháng 1.2022. BHXH cũng đồng ý chính sách duy trì thẻ BHYT đối với những lao động bị mất việc. Trong thời gian tối đa 8 tháng. Đối tượng được hưởng chính sách này phải có thời gian tham gia BHYT đủ 2 năm liên tục trước thời điểm bị mất việc…

Cần cơ quan có thẩm quyền đưa ra quyết định

Tuy nhiên, theo BHXH Việt Nam, nội dung kiến nghị thay đổi trách nhiệm đóng BHYT là việc quyết định hưởng chính sách đối với những lao động trong thời gian không tham gia đóng BHYT vượt quá thẩm quyền của Chính phủ. Theo quy định hiện hành, Quốc hội là cơ quan đưa ra quyết định các vấn đề này. Vì vậy, cần báo cáo cơ quan có thẩm quyền đưa ra quyết định cuối cùng.

Tạo điều kiện cho người lao động

Ngoài ra, BHXH Việt Nam cũng đề nghị khi ban hành các chính sách này cần cụ thể trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc xác định đối tượng hỗ trợ. Trước đó, theo dự kiến của Tổng LĐLĐ Việt Nam, số lượng người được hỗ trợ miễn đóng BHYT là 50.000 người. Với tổng số tiền là 33,6 tỉ đồng. Bên cạnh đó, Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng đề xuất duy trì thẻ BHYT. Đối với những lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc. Nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp. Người lao động được duy trì thẻ BHYT khi có thời gian tham gia BHYT đủ 2 năm liên tục. Trước thời điểm bị chấm dứt hợp đồng lao động do ảnh hưởng dịch Covid-19.

Tags: , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *