Trong phong tục truyền thống cũng như theo tâm linh tín ngưỡng thì Thần Tài chính là một vị thần có khả năng mang lại may mắn, tiền tài, phúc khí. Là vị thần luôn đi cùng Thổ Địa để giúp đỡ cho sự hưng thịnh, giàu có cũng như nâng đỡ cho gia đình gia chủ được vững chãi, ấm êm. Chính vì đó mà trong mỗi gia đình Việt luôn rất coi trọng đến những lễ nghi trong việc thờ cúng 2 vị thần này. Đặt biệt chính là trong những gia đình kinh doanh, buôn bán. Từ những cách đặt để bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa sao cho hợp tuổi hợp mạng, đến việc quan tâm về cách bày trí, các lễ nghi trong việc thờ cúng,..
Tất cả đều với mong muốn là giúp gia đình có thể nhờ phước khí mà đón được nhiều may mắn, tài lộc, thịnh vượng để luôn sung túc, phú quý.
Ý nghĩa của phong tục thờ Thần Tài – Thổ Địa
Theo truyền thuyết, Thần Tài là một vị thần có nhiệm vụ cai quản tài lộc, tiền bạc trên thiên giới. Vì một lần say rượu, đã vô tình bị lạc xuống trần gian, đầu va vào đá nên không nhớ được mình là ai cả. Cứ như vậy đi lang thang khắp nơi xin ăn. Lạ thay nơi nào ông đi qua cũng buôn bán phát đạt, khách vào nườm nượp, gia chủ luôn phát tài. Bởi thế mà người dân Việt Nam ta luôn tin rằng việc thờ cúng thần Tài sẽ giúp gia đình mình có được nhiều may mắn, thành công trong việc làm ăn kinh doanh. Và lấy ngày mùng 10 tết hàng năm (ngày thần Tài có lại trí nhớ và bay về trời) làm ngày vía thần Tài để tưởng nhớ đến ông.
Thông thường theo phong tục, thờ Thần Tài sẽ được thờ chung với Thổ Địa – vị thần cai quản đất đai, vùng trời – vùng đất. Là người có khả năng xua đuổi những thế lực xấu xa hay tà khí. Giúp hóa mọi điềm dữ thành lành.
Cách chọn hướng để đặt bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa
Việc chọn hướng đặt bàn thờ theo tuổi gia chủ nhằm mục đích mang lại may mắn, hóa giải vận xui, mang đến tài lộc. Tùy thuộc vào bản mệnh mà hướng đặt bàn thờ có phần khác nhau:
- Gia chủ là nam, thuộc Tây tứ mệnh. Nên lưu ý cách đặt ông Thần Tài trong nhà quay về hướng Tây, Tây Bắc, Tây Nam, Đông Bắc
- Gia chủ là nam, thuộc Đông tứ mệnh. Nên đặt bàn thờ Thần Tài quay về hướng Bắc, Nam, Đông, Đông Nam
- Gia chủ nữ, thuộc Đông tứ mệnh. Nên đặt bàn thờ Thần Tài quay về hướng Đông, Bắc, Nam, Đông Nam
- Gia chủ nữ, thược Tây tứ mệnh. Nên đặt bàn thờ Thần Tài quay về hướng Tây, Tây Nam, Bắc, Đông Bắc
Không chỉ chú trọng đến việc chọn lựa hướng tốt, chủ nhà cũng cần phải lưu tâm đến trạch khí của căn nhà cũng như cách thiết kế, bố cục…Để có thể chọn lựa được vị trí tối ưu nhất. Trường hợp trong không gian không có góc tường nào phù hợp với kích thước bàn thờ Thần Tài. Vậy gia chủ có thể xoay chéo 45 độ rồi dùng một tấm ngăn che đi góc nhọn của tường, đảm bảo phần lưng bàn thờ vững chãi.
Hướng ông Địa và Thần Tìa sẽ được sắp xếp cùng vị trí với hướng tốt của gia chủ. Phía sau lưng bàn thờ nên có tường để dựa vào. Tuyệt đối không được để ở những nơi tối tăm, ẩm thấp, sẽ ảnh hưởng đến con đường tài vận của gia chủ.
Chọn hướng đặt bàn thờ Thần Tài theo cung
Vị trí đặt bàn thời Thần Tài trong nhà cần tuân theo các nguyên tắc phong thủy. Cách thờ Thần Tài phong thủy phổ biến là đặt theo cung:
- Đặt đúng cung Thiên Lộc: Đây là một trong những cung tốt theo phong thủy. Vị trí bàn thờ Thần Tài nếu ngự tại cung này sẽ giúp gia chủ gia tăng phúc lộc, tiền bạc. Về công việc kinh doanh sẽ được thuận lợi, phát đạt…Ngoài ra, bạn nên chú ý tới hướng đặt an vị với bàn thờ. Tránh các hướng kị với các sao Không, Vong, Tử Tuyệt
- Đặt đúng cung Quý Nhân: Bàn thờ Thần Tài tọa lạc tại cung Quý Nhân sẽ giúp cho việc kinh doanh thuận lợi, suôn sẻ hơn. Ngoài ra, bạn cần chú trọng đến việc dọn dẹp bàn thờ. Hãy thường xuyên thay nước, hương, hoa…
Bày trí bàn thờ Thần Tài theo phong thủy
Như đã đề cập ở trên, cách đặt tượng ông Thần Tài trong nhà cần tuân theo hướng và vị trí. Thêm một yếu tố quan trọng nữa đó là cách bày trí bàn thờ Thần Tài. Theo các chuyên gia phong thủy, khi bày trí bàn thờ Thần Tài, tấm bài vị phải dựng thẳng đứng, ép sát vào trong. Ở giữa thường đặt một hũ gạo, một hũ muối, một hũ nước đầy. Ba hũ này nên để từ đầu năm đến cuối năm. Chỉ được làm mới vào năm sau. Phía trước 3 hũ này sẽ đặt 1 bát nhang. Chân hương sẽ được tôn tạo và vun đắp vào dịp Tết Nguyên Đán. Phía bên trái sẽ đặt tượng ông Thần Tài. Phía bên phải đặt tượng ông Thổ Địa.
Hằng ngày, bạn nên bày biện các loại hoa quả tươi, các loại hoa để thể hiện tấm lòng thành. Về hoa quả, nên lựa chọn 3 loại trái. Về hoa, nên lựa chọn hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền. Bạn có thể đặt thêm cả tượng Phật Di Lặc để gia tăng thêm công đức, vận may.
Cần lưu ý gì trong thờ cúng Thần Tài – Thổ Địa?
Trong việc thờ cúng Thần Tài – Ông Địa, gia chủ cần tâm để không phải phải những sai lầm tối kỵ, ảnh hưởng đến việc thờ cúng:
- Không cắm hương chồng chéo nhau: Trong mỗi bát hương, bạn nên có cốt là gói Thất Bảo để gia tăng tài lộc, vinh hiển. Việc cắm hương chồng chéo lên nhau sẽ ảnh hưởng đến cốt Thất Bảo làm động linh khí. Khiến năng lượng tâm linh phần nào thoát ra ngoài. Điều này đồng nghĩa với việc tài lộc sẽ bị hao hụt. Do đó, gia chủ cần chú ý điều này
- Tượng Thần Tài: Cách để ông Thần Tài trong nhà mang lại may mắn, tài lộc phải đi kèm với một sự “chứng giám”. Tức là tượng ông Thần Tài phải có dán chữ nho sau lưng. Và đã mang đi “chứng” ở các chuyên gia phong thủy
- Bài vị gương: Bài vị gương là thứ bắt buộc phải có trên bàn thờ Thần Tài. Tấm bài vị này là vật tương hỗ giúp mang lại tiền bạc, vật chất, của cải
- Đặt bàn thờ Thần Tài: Bàn thờ Thần Tài không được đặt gần nhà vệ sinh, nhà bếp, trước gương. Hoặc ở những nơi không sạch sẽ, tối tăm, ẩm thấp. Vị trí đặt phải chắc chắn, không được để các đồ vật khác đâm vào
- Không được thiếu bát tụ lộc: Bàn thờ Thần Tài không được thiếu các bát tụ lộc. Đó là bát thủy tinh đáy sâu, chứa nước hoặc được rắc hoa tươi. Bát tụ lộc tương trưng cho vinh hiển, phú quý kết tinh