Giao dịch hàng hóa – Xu hướng đầu tư năm 2021

Giao dịch hàng hóa - Xu hướng đầu tư năm 2021

Về cơ bản, hàng hóa là một sản phẩm hoặc nguyên liệu thô được sử dụng trong thương mại. Chúng là nền tảng của các sản phẩm hoặc dịch vụ phức tạp hơn. Trước đây, chúng ta thường giao dịch hàng hóa trực tiếp, nhưng ngày nay hầu hết mọi người đầu tư vào hàng hóa trực tuyến. Dịch bệnh Covid-19 khiến cung cầu trên thế giới bị tác động mạnh và nhiều mặt hàng giảm giá sâu vào năm 2020. Tuy nhiên, từ đầu năm 2021 đến nay, giá hàng hóa thế giới có dấu hiệu tăng mạnh trở lại. khi nền kinh tế toàn cầu bắt đầu phục hồi, làm gia tăng lo ngại lạm phát.

Nghị định 51/2018 / NĐ-CP được coi là bước “cởi trói” cho hoạt động thương mại, sở giao dịch hàng hóa là sự mở cửa cho thị trường Việt Nam, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế thuộc kinh tế. Là một kênh đầu tư khá mới, sở giao dịch hàng hóa là gì? Tiềm năng của việc trao đổi hàng hóa. Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Nhận định về thị trường giao dịch hàng hóa 2021

Nhận định về thị trường giao dịch hàng hóa năm 2021. Có không ít chuyên gia cho rằng, diễn biến giá hàng hóa giai đoạn này có nhiều điều tương đồng với thời kỳ 2010-2011. Khi kinh tế hồi phục sau khủng hoảng; là kết quả của các chính sách nới lỏng tiền tệ, tài khóa, các gói hỗ trợ được các nước duy trì từ năm 2020 đến nay. Về chính sách tiền tệ của Mỹ, do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) theo đuổi mục tiêu lạm phát trung bình. Nên nhiều khả năng họ sẽ chấp nhận lạm phát tại Mỹ ở mức cao trong cả năm 2021. Để bù lại cho giai đoạn lạm phát thấp trong năm 2020.

Nhận định về thị trường giao dịch hàng hóa 2021

Lo ngại lạm phát gia

Khả năng FED sẽ sớm có sự điều chỉnh chính sách; để chống lạm phát cũng đang tạo những rào cản nhất định đối với triển vọng tăng trưởng kinh tế của Mỹ. Qua đó cũng tác động không nhỏ đến nhu cầu tiêu thụ dầu thô. Lo ngại lạm phát gia tăng khiến nhu cầu nắm giữ các tài sản rủi ro. Như hàng hóa nói chung và dầu thô nói riêng của giới đầu tư giảm. Đối với các mặt hàng kim loại quý, giá của bạc và bạch kim lại được hưởng lợi từ những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19. Từ tháng 4/2020, giá bạc có sự bứt phá tăng hơn hai lần từ 13,8 USD/ounce lên 28.33 USD/ounce. Giá bạch kim đã tăng gần 80% từ 700 USD lên 1205,0 USD/ounce (theo giá đóng cửa ngày 18/05 và 20/05/2021).

Mức lãi suất dự báo

Nếu lạm phát xảy ra thì bên cạnh vàng, bạc và bạch kim được coi là công cụ chống lạm phát hiệu quả, ít rủi ro so với các sản phẩm đầu tư khác. Hiện FED đang duy trì mức lãi suất cơ bản đồng USD ở mức 0-0,25%. Mức lãi suất này được FED dự báo sẽ giữ đến hết năm 2023. Nhưng với những diễn biến trong thời gian gần đây, đặc biệt là biên bản cuộc họp gần nhất của Uỷ ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC), một số nhà hoạch định chính sách gợi ý nên bắt đầu thu hẹp việc mua tài sản khi kinh tế Mỹ tiếp tục phục hồi, giới đầu tư nhận định FED sẽ tăng lãi suất vào tháng 9/2022.

Hiện tại, hầu hết các quốc gia đang duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng với lãi suất rất thấp để hỗ trợ nền kinh tế phục hồi sau đại dịch. Điều này thúc đẩy cho sự tăng trưởng kinh tế và kích thích triển vọng tiêu dùng. Giá hàng hóa sẽ được hưởng lợi khi nhu cầu tiêu dùng tăng cao.Tuy nhiên, nó cũng làm gia tăng áp lực lạm phát và xuất hiện các bong bóng tài chính. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo tích cực các triển vọng phát triển kinh tế trong năm 2021, nhưng song hành với đó là mức tăng của giá cả hàng hóa.

Những động thái ảnh hưởng tới thị trường giao dịch hàng hóa

Những động thái ảnh hưởng tới thị trường giao dịch hàng hóa

Nếu giá hàng hóa cơ bản tiếp tục tăng cao. Fed nhiều khả năng cũng sẽ chỉ thắt chặt tiền tệ từ năm 2022. Các gói nới lỏng định lượng có thể sẽ được rút trước. Còn lãi suất khả năng sẽ chỉ bắt đầu tăng kể từ giữa năm 2022 hoặc đầu năm 2023; tùy thuộc vào tình hình lạm phát và thất nghiệp.

Ở một động thái từ phía Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới; cũng tạo ra nhiều ảnh hưởng lớn đến thị trường giao dịch hàng hóa. Trung Quốc là nước lớn nhập khẩu các mặt hàng nguyên liệu sản xuất như đồng; quặng sắt hay các sản phẩm ngũ cốc và hạt lấy dầu dùng làm thức ăn chăn nuôi như: ngô, đậu tương, lúa mỳ,… Mới đây nhất, các chính sách của nước tiêu dùng hàng đầu thế giới này để quản lý nguồn cung; nhu cầu hàng hóa và ổn định thị trường trước mắt sẽ hạn chế đà tăng của nhiều mặt hàng trong ngắn hạn.

Giao dịch hàng hóa nông sản

  • Cà phê: Cà phê là một trong những thức uống được yêu thích nhất. Với mức tiêu thụ 2,25 tỷ cốc mỗi ngày. Nó cũng là một trong những thị trường hàng hóa được giao dịch nhiều nhất thế giới. Nó chỉ đứng sau dầu mỏ.
  • Đường: Cả đường trắng và đường thô đều được giao dịch trên thị trường hàng hóa.

Giao dịch hàng hóa năng lượng

  • Dầu thô: Dầu thô – crude oil là một loại hàng hóa khá nổi tiếng. Nó nổi tiếng trong giới giao dịch vì độ biến động cao. Do các nhà sản xuất dầu thô hàng đầu thế giới đến từ Saudi Arabia, Mỹ, Nga và Trung Quốc nên đây là thị trường hàng hóa có khả năng phản ứng rất nhanh với sự kiện chính trị. Dầu thô là hàng hóa có nhu cầu sử dụng cao. Nó được dùng làm nhiên liệu cho các phương tiện giao thông, sản xuất chất dẻo, sợi tổng hợp, phân bón, máy tính, mỹ phẩm và nhiều loại hàng hóa khác. WTI và Brent là 2 loại dầu thô được dùng làm tiêu chuẩn so sánh giá dầu.
  • Khí thiên nhiên: Khí thiên nhiên thường được dùng trong công nghiệp, thương mại và sinh hoạt (bao gồm cả việc tạo ra điện). Các nhà sản xuất khí thiên nhiên hàng đầu là Gazprom, Royal Dutch Shell, ExxonMobil, PetroChina và BP.

Giao dịch hàng hóa kim loại

Giao dịch hàng hóa kim loại

  • Vàng: Vàng cũng là một loại hàng hóa khá nổi tiếng trong giao dịch. Được biết đến là tài sản trú ẩn an toàn, investor thường đầu tư vào vàng khi thị trường chứng khoán đang rối loạn. Điều này nghĩa là giá trị của vàng thường xuyên nghịch đảo với giá trị của US dollar.
  • Đồng: Đồng nằm trong danh mục hàng hóa được giao dịch nhiều vì nó có nhu cầu sử dụng cao. Đồng được dùng trong các thiết bị điện, xây dựng, hệ thống nước và đồ dùng nhà bếp. Giá đồng là chỉ báo đo lường sức khỏe của nền kinh tế toàn cầu. Vì thế, đầu tư vào đồng là phương pháp đi theo xu hướng lên của GDP thế giới.
Tags: , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *