Các ngân hàng dồn dập trả cổ tức nhưng không dồn cục

chia-co-tuc

Một loạt ngân hàng lớn công bố chia cổ tức, trong đó có ngân hàng chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ rất cao, từ 25-35%. Điều này làm các ngân hàng nhỏ cũng dồn dập triển khai kế hoạch chia cổ tức thời gian gần đây. Vì sao lại như vậy? Theo đánh giá của giới chuyên gia, việc trả cổ tức bằng cổ phiếu sẽ giúp ngân hàng tăng được vốn điều lệ.

Trên thực tế, kế hoạch tăng vốn của ngân hàng góp phần tạo nên làn sóng tăng giá của cổ phiếu ngân hàng thời gian qua. Có thể nói, ngành ngân hàng năm nay sẽ chứng kiến một chu kỳ tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ bất chấp cả dịch bệnh hoành hành. Và với những ai cầm cổ phiếu ngân hàng hứa hẹn sẽ là một mùa bội thu. Chúng ta cùng điểm qua danh sách các ngân hàng đã và đang thực hiện việc trả cổ tức nhé.

Nhóm ngân hàng lớn đang tiến hành kế hoạch trả cổ tức

Vietinbank

Mới đây, VietinBank (CTG) đã định ngày 8/7 là ngày chốt danh sách cổ đông để trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 29%. Theo đó, ngân hàng sẽ phát hành cổ phiếu để chi trả cổ tức từ lợi nhuận sau thuế và trích lập các quỹ của năm 2017, 2018 và phần lợi nhuận còn lại sau thuế, sau trích lập các quỹ theo quy định và chia cổ tức tiền mặt của năm 2019. Sau khi hoàn thành chia cổ tức, vốn điều lệ của VietinBank sẽ tăng thêm 10.824 tỷ đồng lên 48.058 tỷ.

MB Bank

MB (MBB) cũng đang tiến gần hơn tới ngày chia cổ tức. Khi mới đây Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã thông báo cho biết nhận được tài liệu báo cáo phát hành cổ phiêú để trả cổ tức của MB. Theo đó, ngân hàng sẽ chia cổ tức tỷ lệ 35%. Tăng vốn điều lệ thêm 9.795 tỷ đồng lên hơn 38.600 tỷ đồng.

MB-bank

HD Bank

Đầu tháng 6, HĐQT HDBank (HDB) cũng đã phê duyệt triển khai tăng vốn điều lệ. Thông qua việc phát hành hơn 398 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2020. Điều này tương đương tỷ lệ phân phối 25%. Sau khi phát hành, vốn điều lệ của HDBank sẽ tăng lên hơn 20.273 tỷ đồng.

VP Bank

VPBank (VPB) ban đầu không có ý định chia cổ tức trong năm nay cũng bất ngờ công bố thông tin về việc lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản về việc chia cổ tức. Ngân hàng sẽ chốt danh sách cổ đông ngày 13/7 để thực hiện việc lấy ý kiến việc chia cổ tức bằng cổ phiếu. Và phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ nguồn vốn chủ sở hữu. Tại ĐHĐCĐ tháng 4 vừa qua của VPBank, cổ đông đã đồng thuận việc không chia cổ tức năm 2020 mà giữ lại khoản lợi nhuận 8.851 tỷ đồng còn sau trích quỹ bắt buộc để phục vụ hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Nhóm ngân hàng nhỏ đang triển khai kế hoạch trả cổ tức

Các ngân hàng nhỏ cũng dồn dập triển khai kế hoạch chia cổ tức thời gian gần đây.

SeAbank

HĐQT SeABank (SSB) đã thông qua việc triển khai phát hành 110,2 triệu cổ phiếu. Tương đương với tỷ lệ là 9,12% để trả cổ tức năm 2021. Đồng thời, ngân hàng cũng phát hành 23,5 triệu cổ phiếu ESOP cho cán bộ nhân viên. Theo đó, vốn điều lệ của ngân hàng dự kiến tăng lên hơn 13.400 tỷ đồng.

OCB

OCB đã được Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận việc tăng vốn điều lệ thêm tối đa 2.739 tỷ đồng từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế. Theo đó, OCB sẽ phát hành gần 274 triệu cổ phiếu. Tương đương tỷ lệ chia cổ tức bằng cổ phiếu là 25%. Nhằm để tăng vốn điều lệ từ 10.959 tỷ đồng lên 13.698 tỷ đồng.

OCB-tra-co-tuc-cao

Kienlongbank

BacABank (BAB) cũng đã được NHNN chấp thuận tăng vốn điều lệ tối đa thêm 446 tỷ đồng lên hơn 7.500 tỷ. Bằng hình thức phát hành cổ phiếu trả cổ tức tỷ lệ 6,3%.

Nhóm ngân hàng hoàn tất việc trả cổ tức

Ngoài những ngân hàng trên đang tiến hành kế hoạch thì nhiều ngân hàng khác đã hoàn tất việc phát hành cổ phiếu để trả cổ tức từ đầu năm đến nay.

VietBank

Mới đây, ngày 11/6, VietBank (VBB) đã hoàn tất phát hành hơn 58,6 triệu cổ phiếu để trả cổ tức tỷ lệ 14%. Vốn điều lệ của ngân hàng theo đó tăng lên gần 4.800 tỷ đồng.

ACB 

Cũng ngày 11/6, ACB đã phát hành hơn 540 triệu cổ phiếu để trả cổ tức tỷ lệ 25%. Tăng vốn điều lệ lên hơn 27.000 tỷ đồng. Ngân hàng cho biết dự kiến chuyển giao cổ phiếu trước ngày 30/6/2021.

VIB

VIB ngày 10/6 hoàn tất phát hành hơn 443,7 triệu cổ phiếu thưởng cho cổ đông. Tương đương với tỷ lệ là 40%. Qua đó, vốn điều lệ của ngân hàng tăng mạnh từ 11.094 tỷ đồng lên 15.551 tỷ đồng. Ngày dự kiến chuyển giao cổ phiếu trước 30/9/2021.

SHB

SHB ngày 17/5 đã phát hành hơn 175 triệu cổ phiếu để trả cổ tức tỷ lệ 10%. Số cổ phiếu này cũng đã chính thức được giao dịch từ ngày 16/6. Vốn điều lệ của SHB sau khi chia cổ tức tăng lên 19.260 tỷ đồng. Việc trả cổ tức bằng cổ phiếu sẽ giúp ngân hàng tăng được vốn điều lệ; có nguồn vốn bổ sung cho hoạt động kinh doanh. Các kế hoạch tăng vốn của ngân hàng cũng góp phần tạo nên làn sóng tăng giá của cổ phiếu các nhà băng thời gian qua. SSB tăng hơn 130% kể từ khi lên sàn hồi tháng 3; SHB tăng hơn 58% kể từ đầu năm, MBB tăng hơn 80%, CTG tăng hơn 50%,…

vib-tra-co-tuc-tien-mat-ty-le-5%

Nhận định việc tăng vốn điều lệ

Hệ số CAR của nhiều ngân hàng đang ở mức an toàn, nhưng theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính, “tăng vốn sẽ tăng bộ đệm thanh khoản giúp ngân hàng ứng phó tốt hơn với rủi ro dịch bệnh hiện nay”. Vì vậy, việc tăng vốn cho ngân hàng là điều cần thiết, nhất là với những ngân hàng có vốn nhà nước.

Thực tế cho thấy, với vốn điều lệ các ngân hàng nhà nước hiện nay, hệ số an toàn vốn khá nhỏ so với các ngân hàng thương mại cổ phần và các ngân hàng trong khu vực. Báo cáo với Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc mới đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, vấn đề quan tâm lớn hiện nay là tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng thương mại nhà nước.

Theo bà Hồng, “nếu không được bổ sung vốn điều lệ, nhóm này sẽ hạn chế khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế, thu hẹp thị phần, khó hiện thực hóa chỉ tiêu có ít nhất một đến 2 ngân hàng thương mại nằm trong Top 100 ngân hàng lớn nhất về tổng tài sản khu vực châu Á theo chiến lược phát triển ngành ngân hàng đến năm 2025, định hướng 2030 được Chính phủ phê duyệt”.

Tags: , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *