Đồ thị trong phiên giao dịch VN30F2107 đã xuống dốc đáng kể. Báo hiệu một một thị trường chứng khoán phái sinh tiếp tục giằng co. Nhà đầu tư đang dần cảm thấy bi quan về tiềm năng của VN30-Index. Theo đó, tại phiên F2107 giảm 0,73% xuống còn 1,474.1 điểm. F20108 giảm sâu hơn tới 0.86% xuống còn 1,470.7 điểm. Nhiều hợp đồng tương lai khác cũng đồng loạt giảm điểm. Khiến cho chỉ số của VN30-Index chỉ còn đang ở mức 1,478.29 điểm. Đây không phải là phiên đầu tiên tràn ngập trong “sắc đỏ” trong tháng này.
Trong phiên ngày 21/06 mới đây. VN30-Index có chút điều chỉnh dạng cây nến thân nhỏ. Điều này thể hiện các nhà đầu tư vẫn còn đang giằng co. Bên cạnh đó, chỉ số dòng tiền vẫn đang còn ở mức thấp vì khối lượng giao dịch trung bình không có dấu hiệu khả quan hơn. MACD và Relative Strength Index hiện tại vẫn trong đà giảm. Qua đó, nó chứng minh khả năng điều chỉnh vẫn còn xảy ra. Vùng 1,330 – 1,350 được coi là hỗ trợ sát nhất cho VN30-Index. Nếu vài ngày tới, vùng này vẫn còn đứng vững thì nhiều khả năng là sẽ có cơ hội tăng lên vùng 1,530 – 1,550 điểm.
Diễn biến hợp đồng tương lai của thị trường chứng khoán
Các hợp đồng tương lai đồng loạt giảm điểm trong phiên giao dịch ngày 21/06/2021. VN30F2107 (F2107) giảm 0.73%, còn 1,474.1 điểm. VN30F2108 (F2108) giảm 0.86%, còn 1,470.7 điểm. Hợp đồng VN30F2109 (F2109) giảm 0.51%, còn 1,470 điểm. Hợp đồng VN30F2112 (F2112) giảm 0.46%, còn 1,463.50 điểm. Hiện tại, chỉ số cơ sở VN30-Index đang ở mức 1,478.29 điểm.
Khối lượng và giá trị giao dịch của thị trường phái sinh lần lượt giảm 5.65% và 5.85% so với phiên ngày 18/06/2021. Cụ thể, khối lượng giao dịch F2107 giảm 6.04% với 198,646 hợp đồng được khớp lệnh. Khối lượng giao dịch của F2108 đạt 410 hợp đồng, tăng 1.74%. Khối ngoại trở lại bán ròng trong phiên giao dịch ngày 21/06/2021 nhưng khối lượng bán ròng chỉ đạt 304 hợp đồng.
Trong phiên giao dịch ngày 21/06/2021, hợp đồng F2107 giảm mạnh sau phiên ATO. Tuy nhiên, bên mua ngay lập tức quay lại giúp hợp đồng leo dốc và chuyển sang sắc xanh vào giữa phiên sáng. Tuy nhiên, ngay sau đó, bên bán lại một lần nữa khiến hợp đồng F2107 chìm sâu trong sắc đỏ. Và đóng cửa ở mức gần như thấp nhất trong ngày. Kết phiên, basis hợp đồng VN30F2106 đảo chiều và đạt giá trị -4.19 điểm. Điều này cho thấy nhà đầu tư đang bi quan về triển vọng của VN30-Index.
Lưu ý: Basis được tính theo công thức sau: Basis = Giá hợp đồng tương lai – VN30-Index.
Khung giá hợp lý của hợp đồng tương lai
Dựa trên phương pháp định giá hợp lý với thời điểm khởi đầu ngày 22/06/2021. Khung giá hợp lý của các hợp đồng tương lai đang được giao dịch trên thị trường được thể hiện như sau:
Hợp đồng | Ngày đáo hạn | Ngày định giá | Số ngày tới hạn | Giá cơ sở | Giá lý thuyết | Giá hiện tại | Chênh lệch |
VN30F2107 | 15/07/2021 | 22/06/2021 | 23 | 1,478.29 | 1,481.08 | 1,474.1 | (6.98) |
VN30F2108 | 15/08/2021 | 22/06/2021 | 54 | 1,478.29 | 1,484.91 | 1,470.7 | (14.21) |
VN30F2109 | 16/09/2021 | 22/06/2021 | 86 | 1,478.29 | 1,489.52 | 1,470.00 | (19.52) |
VN30F2112 | 16/12/2021 | 22/06/2021 | 177 | 1,478.29 | 1,508.07 | 1,463.50 | (44.57) |
Lưu ý: Chi phí cơ hội trong mô hình định giá được điều chỉnh để phù hợp với thị trường Việt Nam. Cụ thể, lãi suất tín phiếu phi rủi ro (tín phiếu Chính phủ) sẽ được thay thế bằng lãi suất tiền gửi trung bình của các ngân hàng lớn với sự hiệu chỉnh kỳ hạn phù hợp với từng loại hợp đồng tương lai.
Tâm lý giằng co của các nhà đầu tư vẫn còn
Trong phiên giao dịch ngày 21/06/2021, VN30-Index trở lại điều chỉnh với cây nến thân nhỏ thể hiện tâm lý giằng co của nhà đầu tư là vẫn còn.
Cùng với đó, dòng tiền của chỉ số vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện khi khối lượng giao dịch trung bình tiếp tục suy giảm. Chỉ báo MACD và chỉ báo Relative Strength Index vẫn đang gia tăng đà giảm. Điều này cho thấy khả năng điều chỉnh là vẫn còn. Hiện tại, vùng 1,330-1,350 điểm (đường SMA 50 ngày) đang là hỗ trợ gần nhất cho VN30-Index. Nếu vùng này trụ vững thì chỉ số nhiều khả năng sẽ có cơ hội tiến lên test vùng 1,530-1,550 điểm (ngưỡng Fibonacci Retracement 161.8%).
Diễn biến hợp đồng tương lai của thị trường trái phiếu
Dựa trên phương pháp định giá hợp lý với thời điểm khởi đầu ngày 22/06/2021, khung giá hợp lý của các hợp đồng tương lai đang được giao dịch trên thị trường được thể hiện như sau:
Hợp đồng | Ngày đáo hạn | Ngày định giá | Số ngày tới hạn | Giá cơ sở | Giá lý thuyết | Giá hiện tại | Chênh lệch |
GB05F2109 | 15/09/2021 | 22/06/2021 | 85 | 101,916 | 102,635 | 115,271 | 12,636 |
GB05F2112 | 15/12/2021 | 22/06/2021 | 176 | 101,916 | 103,957 | 114,094 | 10,137 |
GB05F2203 | 15/03/2022 | 22/06/2021 | 266 | 101,916 | 105,122 | 112,950 | 7,828 |
Lưu ý: Chi phí cơ hội trong mô hình định giá được điều chỉnh để phù hợp với thị trường Việt Nam. Cụ thể, lãi suất tín phiếu phi rủi ro (tín phiếu Chính phủ) sẽ được thay thế bằng lãi suất tiền gửi trung bình của các ngân hàng lớn với sự hiệu chỉnh kỳ hạn phù hợp với từng loại hợp đồng tương lai. Nhà đầu tư không nên mua các hợp đồng này ở thời điểm hiện tại. Vì các hợp đồng đang có giá khá cao so với mức giá lý thuyết.