Trao đổi với báo chí, ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội cho biết, với mức tăng trưởng tích cực vào năm 2020, bất chấp ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến các hoạt động kinh tế, Việt Nam đang trở thành ứng cử viên sáng giá cho chuyển đổi chuỗi giá trị ở châu Á và thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư, đặc biệt là quỹ đầu tư quốc tế. Khảo sát của Savills cho thấy, trong năm 2020 và những tháng đầu năm 2021, đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản sẽ gặp khó khăn nhất định do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và một số thủ tục pháp lý chưa hoàn thiện. Tuy nhiên, thị trường vẫn ghi nhận những chuyển biến tích cực đối với bất động sản Việt.
Trong đó phần lớn là mức độ quan tâm của các nhà đầu tư quốc tế đối với các dự án bất động sản Việt Nam. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu lý do tại sao bất động sản và các tài sản thay thế đang ngày càng thu hút quỹ đại chúng!
Báo cáo về bất động sản
Một báo cáo mới đây của công ty cung cấp dữ liệu về tài sản thay thế Preqin; và công ty luật Baker McKenzie cho thấy hoạt động phân bổ nguồn đầu tư thực tế lũy kế của các quỹ đầu tư nhà nước (SWF) trên toàn thế giới trong năm 2020 đã đạt con số 717 tỷ USD. Cao gấp hơn 3 lần so với con số 206 tỷ USD vào năm 2011. Các SWF đang bơm thêm nhiều nguồn vốn vào các tài sản thay thế có lợi nhuận cao hơn. Mặc dù có một số khoản đầu tư lớn đã không đạt mục tiêu các quỹ này. Các nguồn đầu tư vào bất động sản, cổ phần tư nhân. Cơ sở hạ tầng từ các nguồn quỹ đầu tư nhà nước như vậy đã gia tăng đáng kể trong thập niên qua.
Tờ Business Times của Singapore dẫn số liệu trong quý IV/2020 của Preqin. Cho thấy mặc dù các SWF chỉ chiếm 1% số lượng các nhà đầu tư bất động sản trên toàn cầu. Nhưng lại chiếm 8% các AUM bất động sản. Quy mô cam kết trung bình trong loại tài sản này là khoảng 136 triệu USD. Tổng cộng 20 SWF lớn nhất đã phân bổ trên thực tế hơn 300 USD; vốn đầu tư vào bất động sản.
Phân tích từ chuyên gia
Theo ông Dave Lowery, trưởng bộ phận nghiên cứu của Preqin. Những loại tài sản có thể sẽ được các SWF tập trung đầu tư hơn trong thời gian tới sẽ nằm trong lĩnh vực văn phòng; các chuỗi bán lẻ cao cấp hoặc khách sạn… Ngoài ra, hiện cũng có sự gia tăng phân bổ nguồn đầu tư của SWF vào các tài sản trung tâm dữ liệu; vốn bao gồm bất động sản và cơ sở hạ tầng; và vào các tài sản công nghiệp thông qua hoạt động mua lại các công ty sở hữu và điều hành trở cũng như thông qua các thỏa thuận danh mục đầu tư.
Quỹ đầu tư chính phủ Singapore GIC trong tháng 6/2021 cũng cho biết. Họ sẽ thành lập một cơ sở đầu tư vào các tài sản hỗn hợp bán lẻ tại Ấn Độ. Theo một liên doanh chung với một công ty chuyên phát triển trung tâm thương mại. Các khoản đầu tư gần đây khác của GIC cũng bao gồm việc mua lại danh mục đầu tư. Bao gồm 45 tài sản công nghiệp và logistics tại Australia.
Bất động sản Việt thu hút mạnh đầu tư nước ngoài
Sang năm 2021, bất động sản vẫn là điểm sáng thu hút nguồn vốn FDI. Trong đó, ba lĩnh vực nhận được sự quan tâm nhiều nhất của nhà đầu tư quốc tế. Đó bao gồm: Bất động sản nhà ở, bất động sản văn phòng và bất động sản công nghiệp. Đặc biệt, trong hai năm 2020 và 2021, nhu cầu về văn phòng tăng trưởng mạnh.
Việt Nam là thị trường mục tiêu quan trọng của các công ty đa quốc gia. Đặc biệt là các doanh nghiệp trong ngành công nghệ, dịch vụ tài chính, bảo hiểm nhân thọ. Savills nhận thấy tại Hà Nội, các doanh nghiệp nội địa và quốc tế đang có xu hướng sử dụng không gian văn phòng chất lượng cao với diện tích mặt sàn đáng kể. Song, với rất nhiều dự án đang được xây dựng. Nguồn cung mới có khả năng khiến phân khúc văn phòng trở nên cạnh tranh hơn rất nhiều trong thời gian tới.