Thị trường phái sinh tuần đầu tháng 6 đồng loạt nằm trong một màu đỏ. Nhưng may mắn là mức giảm điểm của hợp đồng tương lai và chỉ số cơ sở nằm ở mức chấp nhận được. Chỉ số VN30 mất 4,07 điểm. Các hợp đồng đều lần lượt tụt 6,1 điểm cho đến 2,6 điểm. Tuy ngập tràn trong sắc đỏ nhưng chỉ số thanh khoản lại đang tăng mạnh trở lại. Thị trường phái sinh nay đã thận trọng hơn. Mức giao dịch hợp đồng tương lai nhảy vọt lên 27,6% so với phiên trước đó. Chạm ngưỡng 212,2 nghìn hợp đồng.
Nhìn vào tình hình giao dịch trên thị trường. Những nhóm ngành lớn như dệt may, hải cảng, vận tải biển, công nghiệp dầu khí,… Đều đang có sự khởi sắc trở lại và duy trì dòng tiền rất tích cực. Giá giao dịch khớp lệnh trên sàn chứng khoán HOSE đã tăng lên 24.075 tỷ đồng. Mức tăng này cao hơn 15% so với phiên kế trước. Dự báo chỉ số VN30 vẫn còn khả năng tiếp tục đi lên. Bất chấp việc đang có dấu hiệu suy yếu. Việc này làm cho các nhà đầu tư có nhiều sự lựa chọn hơn thay vì thận trọng như các phiên trước đó.
Kết quả giao dịch hợp đồng tương lai
Trên thị trường phái sinh phiên 2/6, các hợp đồng tương lai và chỉ số cơ sở có diễn biến cùng chiều khi đều đóng cửa trong sắc đỏ. Tuy nhiên, mức giảm điểm của các hợp đồng và cả chỉ số cơ sở đều không quá lớn. Theo đó, các hợp đồng giảm từ -6,1 điểm đến -2,6 điểm; trong khi chỉ số VN30 giảm -4,07 điểm.
KLGD | KL Mở | Giá mở cửa | Giá cao nhất | Giá thấp nhất | Giá đóng cửa | +/- | |
VN30 | 1482.92 | 1488.93 | 1469.49 | 1478.85 | -4.07 | ||
VN30F2106 | 211586 | 28569 | 1487.5 | 1494.4 | 1468 | 1481.8 | -5.8 |
VN30F2107 | 440 | 226 | 1480.9 | 1487.5 | 1462.3 | 1475 | -6.1 |
VN30F2109 | 62 | 270 | 1478.9 | 1484.9 | 1464 | 1475.8 | -3.2 |
VN30F2112 | 109 | 89 | 1473 | 1479.5 | 1457.3 | 1471 | -2.6 |
Hợp đồng tháng 6 chủ yếu biến động quanh tham chiếu trong phiên, tuy nhiên bên Short chiếm ưu thế hơn trong giai đoạn cuối phiên khiến VN30F2106 giảm -5,8 điểm lúc đóng cửa. Khoảng cách chênh lệch dương được duy trì với biên độ +2,95 điểm, trong khi các hợp đồng còn lại chênh lệch âm từ -7,85 đến -3,85 điểm.
Trong khi đó, thanh khoản thị trường phái sinh lại tăng mạnh trở lại, trong bối cảnh thị trường cơ sở diễn biến thận trọng hơn trước nhưng lo ngại về hệ thống giao dịch. Cụ thể, khối lượng giao dịch hợp đồng tương lai tăng mạnh trở lại, tăng +27,6% so với phiên trước, đạt 212,2 nghìn hợp đồng. Giá trị giao dịch vì thế cũng tăng, đạt 31.592 tỷ đồng. Khối lượng mở cũng tăng khá tốt, đạt 29.154 hợp đồng.
Thị trường thanh khoản tăng mạnh trở lại
Trên thị trường cơ sở, áp lực bán giá thấp quay lại với nhóm VN30 khiến chỉ số đóng cửa giảm nhẹ 0,27%; mức giảm của chỉ số VN30 lại đến chủ yếu từ mức điều chỉnh 2,7% ở HPG. Biến động mạnh ở một vài cổ phiếu nhóm này khiến chỉ số VN-Index cũng trồi sụt lên xuống tham chiếu nhiều lần trước khi đóng cửa tăng nhẹ 3 điểm (+0,22%) lên 1.340,78 điểm; chỉ số được nâng đỡ bởi sự
Bức tranh lớn cho thấy sự khởi sắc trở lại trên nhiều nhóm ngành như dệt may, cảng và vận tải biển, khu công nghiệp, dầu khí, phân bón và nông nghiệp bên cạnh nhóm ngân hàng và chứng khoán vẫn duy trì được dòng tiền tích cực. Nhìn chung, giao dịch trên thị trường vẫn rất sôi động dù hệ thống chưa thật sự ổn định. Giá trị giao dịch khớp lệnh trên HOSE tăng lên 24.075 tỷ đồng, cao hơn 15% so với phiên kế trước và dòng tiền lan tỏa đều trên thị trường. Khối ngoại quay lại bán ròng mạnh -1.123 tỷ đồng trên sàn này.
Theo SSI Research, chỉ số VN30 khả năng vẫn tiếp tục đi lên dù đã phát đi tín hiệu suy yếu. Tương tự VN-Index, quản trị rủi ro cần được chú trọng trong giai đoạn này với các ngưỡng hỗ trợ cho chỉ số VN30 là 1.450 điểm và 1.400 điểm./.